90% người nói dối thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể: Đây là 13 dấu hiệu nhận biết

Theo nghiên cứu, chúng ta có thể đoán được chính xác tới 90% một người có trung thực hay không thông qua ngôn ngữ cơ thể. Do đó, bạn có thể phân tích hành động, giọng nói, những cử chỉ nhỏ nhất của người đối diện để xác nhận điều họ đang nói là sự thật hay không.

 

Thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm của Allan Pease, Lillian Glass và các nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Brightside đã đưa ra 13 cử chỉ phổ biến nhất mà những kẻ nói dối thường dùng.

 

Liếm và cắn môi

 

Những người nói dối thường rất khó để mở miệng, họ cảm thấy miệng trở nên rất khô khan nên sẽ có hành động tự nhiên là liếm và cắn môi.

 

Không kẻ nói dối nào có thể

 

Điều này được giải thích đơn giản như sau: khi bị căng thẳng, hệ thống thần kinh tự trị sẽ giảm việc sản xuất nước bọt. Nếu bạn đưa cho người này một ly nước, họ có thể sẽ uống rất nhanh.

 

Họ xoải vai xuống và hơi giương cằm lên

 

Nếu một người giữ vai họ lại khi nói với bạn điều gì đó, có thể họ cảm thấy không an toàn về những gì mình đang nói. Điều tương tự cũng xảy ra đối những người hơi giương cằm lên khi nói chuyện: người đang cố gắng làm cho lời nói của họ nghe mạnh mẽ hơn thực tế.

 

Họ mở to mắt

 

Các nhà tâm lý học cho rằng, những kẻ nói dối không thể duy trì giao tiếp bằng mắt trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu một người nói dối và muốn bạn tin vào những gì họ nói, họ sẽ cố gắng nhìn thẳng vào mắt bạn để khiến bản thân có vẻ đáng tin hơn.

 

Không kẻ nói dối nào có thể

 

Dấu hiệu nhận biết lớn nhất là sự căng thẳng mạnh mẽ ở cơ mắt, bởi vì người đó đang chiến đấu với sự thôi thúc nhìn đi chỗ khác. Có vẻ như họ đang thực sự nhìn chằm chằm vào bạn.

 

Hạn chế cử động

 

Những cử chỉ không thể kiểm soát có thể chỉ ra lời nói của một người là dối hay thật. Biết được điều này, những người nói dối có thể cố gắng hạn chế ý thức chuyển động và giữ yên cơ thể nhất ở mức có thể.

 

 

Chỉ ngón tay trỏ vào bạn

 

Chỉ ngón tay trỏ vào người khác được coi là một trong những cử chỉ hung hăng nhất. Nếu một người phản ứng với câu hỏi của bạn bằng cử chỉ này, họ có thể đang cố “bắt chước” sự tức giận.

 

Không kẻ nói dối nào có thể

 

 

Họ nghĩ rằng bạn sẽ coi đây là một dấu hiệu của sự tức giận và phòng thủ – đây là cách nói dối của họ để thuyết phục bạn rằng: bạn đã sai.

 

Họ nghiêng đầu

 

Nhà nghiên cứu nổi tiếng Charles Darwin nhận thấy, con người (giống như động vật) nghiêng đầu nếu họ rất quan tâm đến điều gì đó. Những kẻ nói dối cũng có thể nghiêng đầu trong khi họ đang cố gắng “mua” thêm thời gian để đưa ra câu trả lời.

 

Mọi người sử dụng cử chỉ này để thu hút sự quan tâm, hy vọng người hỏi câu hỏi khó chịu sẽ chú ý đến cử chỉ này và khoan dung hơn với họ (và bất cứ điều gì họ nói dối).

 

Họ kéo vào cổ áo và chạm vào cổ

 

Cổ là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể chúng ta. Khi chúng ta gặp nguy hiểm, chúng ta có thể kéo cổ áo (đặc biệt là nếu nó quá chật) để lấy không khí. Cử chỉ này cho thấy một người cảm thấy thực sự không thoải mái và muốn được tự do.

 

Không kẻ nói dối nào có thể

 

Xoa cổ cũng là một cử chỉ phổ biến khác, trông như kiểu người đó đang thực sự nghĩ về câu hỏi của bạn. Trong ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ này có nghĩa là: tôi không chắc là mình đồng ý với bạn.

 

Che các bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương

 

Ngực, bụng và háng – đây là những nơi mọi người cố gắng che đi khi họ lo lắng. Có một lời giải thích về sinh lý cho cử chỉ này: hệ thống thần kinh tự trị gửi tín hiệu đến cơ bụng thậm chí có thể gây ra co thắt đau đớn.

 

Giữ chặt đồ vật

 

Khi ai đó nói dối, họ cảm thấy thực sự dễ bị tổn thương và muốn cảm thấy ổn định hơn. Những kẻ nói dối có thể bám vào tường, bàn, ghế và bất cứ thứ gì khác giúp họ cảm thấy an toàn.

 

Loại hành vi này rất tự nhiên. Ngay cả trong thời thơ ấu, chúng ta học được: để tránh một tình huống nguy hiểm thì cần phải trốn ở đâu đó.

 

 

Họ bắt đầu chỉn chu lại ngoại hình

 

Không kẻ nói dối nào có thể

 

Hành vi này thường thấy ở phụ nữ lúc họ cảm thấy không thoải mái khi trả lời một câu hỏi. Họ sẽ nghịch tóc hoặc “dặm” thêm phấn quanh mắt. Điều này cho phép họ cảm thấy an toàn và tự tin hơn về lời nói dối của mình.

 

Hơi quay lưng lại với bạn

 

Khi nói chuyện với một người, chúng ta có thể tránh nhìn vào mặt nhưng cơ thể vẫn hướng về phía họ. Điều này có nghĩa chúng ta muốn cởi mở cho một cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, nếu một người quay lưng lại với bạn (dù chỉ một chút), điều này có thể họ đang cố gắng che giấu điều gì đó khiến họ không thoải mái.

 

Bắt chéo ngón tay khi bắt tay

 

Không kẻ nói dối nào có thể

 

Nếu một người đang bắt tay bạn mà bắt chéo ngón tay, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy họ không trung thực với bạn. Trên thực tế, đây là một cử chỉ được sử dụng trong quân đội để đưa ra tín hiệu rằng ai đó buộc phải bắt tay. Thêm vào đó, mọi người có thể bắt chéo ngón tay sau lưng, đó là một dấu hiệu khác của sự không trung thực. Vì vậy, khi bắt tay với ai đó, hãy xem tay kia của họ đang làm gì.

 

Phần thưởng: Cách phát hiện ai đó nói dối qua điện thoại, khi bạn không thể nhìn thấy họ

 

Những kẻ nói dối thường không nói hết câu chuyện và cố gắng bắt chước một giọng khàn khàn, trầm để thêm độ tin tưởng. Vì vậy, khi ai đó muốn nói dối, họ sẽ hạ thấp giọng nói (cả về ý thức và tiềm thức).

 

Những kẻ nói dối thường muốn hết thúc vấn đề sớm hoặc nói về điều đó một cách khá lặng lẽ. Điều này do ảnh hưởng của việc nói dối đối với hơi thở: mọi người cảm thấy lo lắng khi họ phải nói dối, họ trở nên khó thở, không có hơi thở để nói hết lời.

 

Bạn có cách riêng để nhận ra một người đang nói dối hay nói sự thật?

 

Dấu hiệu nhận biết kẻ nói dối. Nguồn: La La school

 

 

Thùy Nguyễn (Theo Brightside)