Trong Đông y, cảm cúm được chia làm 2 loại gồm cảm phong hàn và phong nhiệt. Cảm phong hàn hay có tên gọi khác là cảm mạo, đa số mắc phải bệnh này ở cả bốn mùa nhưng vào mùa đông xuân, tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn, người cao tuổi và trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn. Một loại cảm nữa là cảm phong nhiệt, là loại cảm ở mức độ nặng hơn có tinh nhiệt. Bệnh thường gặp khi khí hậu trái mùa và dễ lây lan thành dịch.
Một số phương pháp dân gian dưới đây sẽ giúp chúng ta phòng trị bệnh.
Nội dung hướng dẫn:
Cảm mạo phong hàn
Biểu hiện mà người bệnh cảm mạo phong hàn mắc phải là sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, không ra mồ hôi, lưỡi mọc rêu trắng. Khi người bệnh có vấn đề về xương khớp thì toàn thân đau mỏi, đau nhức các cơ. Bài thuốc dưới đây sẽ giúp trị chứng cảm mạo.
Bài 1:
- 80g lá tía tô8g cà gai80g hương phụ40 g trần bì
Tất cả đêm phơi khô rồi tán thành bột. Hằng ngày lấy 20g pha với nước nóng để uống.
Bài 2:
- 8g hương phụ80g tử tô40g trần bì20g cam thảo
Đem phơi khô tất cả 4 vị trên rồi tán bột. Pha 12g bột đã tán với nước nóng uống hằng ngày.
Bài 3:
- 6g ma hoàng8g hạnh nhân4g quế chi4g cam thảo
4 vị này kết hợp thành 1 thang thuốc, ngày uống 1 thang. Đây gọi là phép ma hoàng thang gia giảm.
Bài 4:
Khi người bệnh có thêm các triệu chứng như đau người, nhức mỏi khớp thì có thể dùng bài thuốc sau: sài hồ, phục linh, tiền hồ, cát cánh, xuyên khung, khương hoạt, độc hoạt, tiền hồ, kinh giới, chỉ xác, phòng phong. Mỗi loại 40g kết hợp với 20g cam thảo, tán bột rồi lấy 12g pha với nước nóng để uống.
Nấu nồi xông: Dùng một số loại lá như dâu, bưởi, kinh giới, bạc hà, lá tre, duối, sả và tía tô nấu thành một nồi nước để xông.
Cảm phong nhiệt
Triệu chứng điển hình: không sợ lạnh nhưng người bệnh sợ gió, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, khô miệng và mũi, có ho kèm đờm, bị chảy máu cam, lưỡi rêu vàng, mạch phù sác.
Bài 1:
- 8g thanh hao40g cà gai40g địa liền80g kinh giới40g tía tô20g gừng80g kim ngân
Tán bột pha nước uống 15 – 20g một ngày.
Bài 2:
- 40g lá dâu6g liên kiều4g cúc hoa8g hạnh nhân6g rễ sậy4g cam thảo
8g cát cánh. Sắc tất cả lên uống, 1 – 2 thang thuốc một ngày.
Bài 3:
- 40g kim ngân24g cát cánh24g bạc hà4g lá tre20g cam thảo16g kinh giới24g ngưu bàng tử40g liên kiều, 20g đậu xị
Tán những vị trên thành bột, uống 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần uống 20g.
Trên đây là những bài thuốc dân gian quý trị chứng cảm mạo, cảm nhiệt. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện mệt mỏi, khó chịu… nên chú ý và dùng các bài thuốc này.