Bỗng dưng thấy trở mình ớn lạnh, ấm đầu, đau mỏi thân thể, rồi xuất hiện một mảng da bị sưng, Sung huyết, nóng đỏ, đau, trên đó nhiều nốt đậu mới nhú lên, có bọng nước trong, đục. Bệnh có thể gặp bất cứ lứa tuổi nào, ngoài 50 – 90 tuổi phần nhiều bệnh nặng hơn, có mụn vỡ nước khoét sâu xuống da thịt bằng đồng xu gây đau nhức.

Lúc đầu mảng giời leo chỉ bằng 1 – 2 đồng xu mọc kề nhau rồi lan nhanh ra mọi hướng thành một mảng lớn, nốt dời leo mọc thưa thớt rồi dày đặc kín mặt da. Nếu giời leo mọc ra ở ngực hay bụng, nó sẽ lan nhanh qua ngực, bụng tới kinh nhâm rồi dừng ở đó, hướng kia lan nhanh ra hố nách, lưng – bả vai rồi dừng ở kinh đốc (cột sống); tạo thành một mảng bệnh lý tổn thương da rộng lớn, kéo dài từ giữa ngực qua hông tới cột sống (dân gian gọi là gời giắt khăn).
Nguyên nhân gây bệnh

Bài thuốc điều trị bệnh giời leo
Thuốc uống
Kinh phòng ngân kiều tam hoàng giải độc thang: Kinh giới 12g, phòng phong 12g, kim ngân hoa 20g, liên kiều 16g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, tiền hồ 8g, sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cát cánh 8g, bạch linh 16g, cam thảo 8g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 8g, bạc hà 6g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g, đảng sâm 16g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả.
Chống viêm giảm đau, xẹp mụn tức thời: ngay sau khi uống 1 – 2 thang thuốc đầu tiên, hiện tượng lan tỏa sung huyết ngưng hẳn, các mụn và mụn nước ngưng phát triển và lụi dần hẳn, để lại vảy màu vàng hoặc đen rồi biến mất. Bệnh nhân bớt hẳn đau nhức. Phục hồi chính khí (tăng cường hệ chống miễn dịch) và dứt gốc bệnh: không có bệnh nhân nào tái phát. Không để lại biến chứng và di chứng đau kéo dài ngày tháng… Không có tác dụng phụ do thuốc gây ra, không những thế, thuốc còn có tác dụng dinh dưỡng phục hồi chính khí, nhất là hệ thống huyết cầu tố của cơ thể được tăng cường.
Cách sắc thuốc
Nước nhất: Cho 5 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn một chén, uống ngay cho kịp chữa bệnh…
Nước nhì: Cho 4 hoặc 5 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn 8 phần, uống tiếp (khoảng cách 4 giờ).
Lưu ý: Nếu là em bé, người già thì chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Nước ba: Cho 3 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn nửa chén thuốc, nửa chén thuốc này không uống mà dùng để xức, thoa lên vết dời leo, thoa từ ngoài vào trong mảng giời leo làm phủ chất thuốc lên toàn bộ mảng giời leo, 20 phút sau mặt da ráo thuốc lại thoa tiếp lần nữa.
Thuốc bôi ngoài

Chữa giời leo thể nhẹ
• Giã nhuyễn gạo hòa với nước chín đắp liên tục, ngày 5-7 lần.
• Đậu xanh hoặc khổ qua trộn nếp, giã nhuyễn đắp, ngày 1 lần.
• Ngọn rau muống, lá vòi voi giã đắp, ngày 1 lần.
• Dây quai bị giã đắp, ngày 1 lần.
• Lá kim vàng giã đắp, ngày 2 lần.
• Lá cây nổ (phèn đen) giã đắp, ngày 2 lần.
Mức độ nặng hơn, vùng bệnh rộng và đau nhức nhiều
• Trùn hổ, rau húng dũi, rau răm đốt thành than hoà dầu dừa bôi, ngày 2- 3 lần.
• Thổ phục linh (củ Cun) mài giấm bôi, ngày 2-3 lần.
• Lá xương cá thêm ít vôi tôi, vò hứng bọt trên tô nước sạch, bôi bọt lên vết giời leo, ngày 1,2 lần.
• Lấy mủ cây sung (có thể hòa giấm nuôi) bôi, ngày 3 lần.
• Lá trúc đào đốt thành than hoà dầu dừa bôi, ngày 2-3 lần.
Nếu có tinh dầu mù u thì xức cũng tốt, xức 2 lần ngày, xức cho tới khi lành bệnh. Tổng thời gian điều trị bằng cách trên là 6 ngày liên tục.
Lưu ý khi bị giời leo
Người bệnh nên mặc các loại quần áo rộng, thông thoáng để tránh va chạm vào vết thương, đồng thời cũng không làm cho các nốt mụn phồng bị vỡ ra. Bệnh giời leo là một bệnh lây truyền khi tiếp xúc với dịch từ vết thương tiết ra, do vậy tránh đụng chạm vào vết thương, cũng như không sử dụng chung với các đồ dùng sinh hoạt của người bệnh.
Không được tùy tiện đắp đỗ xanh, gạo nếp lên vết thương, bởi vì sẽ khiến co vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.Tuy bệnh giời leo không nguy hiểm, nhưng nếu bệnh nhân chủ quan sẽ gây ra những tác hại không lường. Do vậy khi thấy các vết giời leo có hiện tượng lây lan, tạo thành dải ở một phía cơ thể, khiến người bệnh đau nhức khó chịu, tốt nhất nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám.
Nguyễn Dung (t/h)