[email protected]
Bách khoa sức khỏe
  • Mẹ và Bé
    • Sức khỏe bé
    • Sức khỏe mẹ
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh béo phì
    • Bệnh phụ khoa
    • Bệnh Tay – Chân – Miệng
    • Bệnh tự kỷ
    • Cao huyết áp
    • Đột quỵ
    • Gan nhiễm mỡ
    • Hen suyễn
    • Loét dạ dày tá tràng
    • Máu nhiễm mỡ
    • Mề đay
    • Sốt xuất huyết
    • Thoát vị đĩa đệm
    • Tiểu đường
    • Viêm amiđan
    • Viêm cầu thận
    • Viêm não
    • Viêm phế quản
    • Viêm xoang
    • Xương khớp
    • Ung thư vú
  • Làm đẹp
    • Chăm sóc da
    • Chống lão hóa
    • Giảm cân tự nhiên
    • Khỏe đẹp
    • Món ăn bài thuốc làm đẹp
  • Sức khỏe giới tính
    • Nam khoa
    • Phụ khoa
    • Sinh lý – Tình dục
    • Sức khỏe sinh sản
  • Thuốc chữa bệnh
    • Bài thuốc hay
    • Thuốc đông y
    • Thuốc tây y
  • Chữa bệnh
    • Bệnh Da liễu & Hoa liễu
    • Bệnh HIV/ AIDS
    • Bệnh ung thư
    • Bệnh về đầu, não
    • Chấn thương & Chỉnh hình
    • Hô hấp & Dị ứng
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Sản & Phụ khoa
    • Tai mũi họng
    • Tiết niệu
    • Tiêu hóa
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
  • Mẹ và Bé
    • Sức khỏe bé
    • Sức khỏe mẹ
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh béo phì
    • Bệnh phụ khoa
    • Bệnh Tay – Chân – Miệng
    • Bệnh tự kỷ
    • Cao huyết áp
    • Đột quỵ
    • Gan nhiễm mỡ
    • Hen suyễn
    • Loét dạ dày tá tràng
    • Máu nhiễm mỡ
    • Mề đay
    • Sốt xuất huyết
    • Thoát vị đĩa đệm
    • Tiểu đường
    • Viêm amiđan
    • Viêm cầu thận
    • Viêm não
    • Viêm phế quản
    • Viêm xoang
    • Xương khớp
    • Ung thư vú
  • Làm đẹp
    • Chăm sóc da
    • Chống lão hóa
    • Giảm cân tự nhiên
    • Khỏe đẹp
    • Món ăn bài thuốc làm đẹp
  • Sức khỏe giới tính
    • Nam khoa
    • Phụ khoa
    • Sinh lý – Tình dục
    • Sức khỏe sinh sản
  • Thuốc chữa bệnh
    • Bài thuốc hay
    • Thuốc đông y
    • Thuốc tây y
  • Chữa bệnh
    • Bệnh Da liễu & Hoa liễu
    • Bệnh HIV/ AIDS
    • Bệnh ung thư
    • Bệnh về đầu, não
    • Chấn thương & Chỉnh hình
    • Hô hấp & Dị ứng
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Sản & Phụ khoa
    • Tai mũi họng
    • Tiết niệu
    • Tiêu hóa
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
No Result
View All Result
Sức Khỏe
No Result
View All Result
Home Cây thuốc quý

Bất ngờ trước tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe

in Cây thuốc quý
0

Lamsao tìm hiểu về tác dụng của cây đinh lăng ngay nhé.
Đinh lăng là loại cây không chỉ để làm cảnh, lấy lá làm rau sống trong bữa ăn mà còn được coi như một

Liệu bạn có bao giờ thắc mắc cây đinh lăng có tác dụng gì không? Với nhiều thành phần dưỡng chất đặc biệt, cây đinh lăng thường được sử dụng để chữa trị rất nhiều loại bệnh khác nhau trong cuộc sống, chẳng hạn như chữa ho, chữa viêm gan, thiếu máu, liệt dương… Bạn có tin hay không khi mà tất cả các bộ phận của loài cây này, từ lá, thân, vỏ cho đến rễ đều có thể được chế biến thành những bài thuốc ‘thần dược’.

Bất ngờ trước tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe

Sau đây, hãy cùng Lamsao tìm hiểu về tác dụng của cây đinh lăng giúp mang lại cho con người một sức khỏe tuyệt vời nhé.

Nội dung hướng dẫn:

  • Công dụng của cây đinh lăng
    • Rễ cây đinh lăng có tác dụng gì?
    • Lá đinh lăng có tác dụng gì?
    • Tác dụng tuyệt vời của thân và cành đinh lăng
  • Cây đinh lăng chữa bệnh gì?
    • Bài thuốc chống co giật ở trẻ em
    • Bài thuốc bồi bổ và thông tắc sữa cho phụ nữ sau sinh
    • Bài thuốc chữa đau nhức, tê thấp
    • Tác dụng của cây đinh lăng trong hỗ trợ điều trị viêm gan
    • Bài thuốc chữa bệnh thiếu máu
    • Cách chữa bệnh tiêu hóa nhờ cây đinh lăng
    • Bài thuốc chữa ho lâu ngày từ rễ cây đinh lăng
    • Bài thuốc chữa liệt dương ở nam giới
  • Lưu ý khi sử dụng để phát huy tối đa tác dụng của cây đinh lăng

Công dụng của cây đinh lăng

Rễ cây đinh lăng có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền và đông y thì rễ cây đinh lăng giúp thông huyết mạch, tăng cường sinh lực, bồi bổ khí huyết, chống dị ứng… nhờ vị ngọt hơi đắng và có tính mát. Thậm chí từ xa xưa, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng đã sử dụng đến rễ loài cây này sắc cho phụ nữ sau sinh uống để tăng tiết sữa và chống lại chứng đau dạ con.

Bất ngờ trước tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe 1

Công dụng của rễ cây đinh lăng

Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, qua quá trình phân tích, họ nhận thấy trong rễ đinh lăng có chứa nhiều chất saponin như trong nhân sâm, cùng với đó là alcaloit, flavonoit, glucozit, tanin, sinh tố B1 và 13 loại axit amin quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là lyzin, xystei và methionin đều là những axit amin không thể thay thế. Nhờ vậy mà loại rễ này có khả năng giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và tăng trí nhớ của con người.

Lá đinh lăng có tác dụng gì?

Lá đinh lăng không chỉ được dùng để ăn kèm như rau sống, ăn cùng gỏi cá… rất ngon bởi vị ngọt bùi của nó mà còn được sử dụng để chế biến thành các vị thuốc bổ tốt cho cơ thể. Tác dụng lớn nhất của lá đinh lăng là khả năng chống co giật ở trẻ em, điều trị các bệnh tiêu hóa và giúp phụ nữ sau sinh bồi bổ sức khỏe, thông tắc tia sữa cực kỳ hiệu quả.

Bất ngờ trước tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe 2

Lá cây đinh lăng

Tác dụng tuyệt vời của thân và cành đinh lăng

Cùng với rễ và lá thì thân và cành đinh lăng cũng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, điển hình nhất là khả năng chữa nhức mỏi, tê thấp, đau lưng, mỏi gối…

Cây đinh lăng chữa bệnh gì?

Bài thuốc chống co giật ở trẻ em

Chỉ cần dùng cả lá non và lá già phơi khô, sau đó trải xuống giường hoặc làm gối lá đinh lăng cho trẻ nằm là được nhé.

Bất ngờ trước tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe 3

Gối ruột lá đinh lăng khô chống co giật cho trẻ

Bài thuốc bồi bổ và thông tắc sữa cho phụ nữ sau sinh

Cả rễ và lá đinh lăng đều có tác dụng bồi bổ và thông tắc sữa, điều trị căng tức ngực cho phụ nữ sau sinh hiệu quả. Mỗi ngày, bạn chỉ cần sắc 30 – 40g rễ hoặc lá đinh lăng cùng với 500 ml nước, cô cạn đến khi còn khoảng 250 ml và uống lúc còn nóng.

Bài thuốc chữa đau nhức, tê thấp

Đinh lăng cũng là một trong những nhóm thảo dược giúp điều trị bệnh xương khớp. Tất cả những ai bị chứng đau nhức, tê thấp, đau lưng, mỏi gối đều có thể điều trị bằng bài thuốc chế biến từ thân cành cây đinh lăng. Mỗi ngày, bạn chỉ cần sắc khoảng 20 – 30g thân cây (có thể kết hợp thêm cả cúc tần, xấu hổ hay cam thảo dây) và chia uống 3 lần.

Tác dụng của cây đinh lăng trong hỗ trợ điều trị viêm gan

Viêm gan là một thể bệnh khá nguy hiểm, để hỗ trợ điều trị viêm gan và duy trì sức khỏe, bạn cần phải kiên trì trong một thời gian dài khi sử dụng bài thuốc kết hợp rễ cây đinh lăng với nhiều vị thuốc quý khác như chi tử, uất kim, ngưu tất, hoài sơn, ngũ gia bì…

Theo đó, mỗi ngày, bạn cần sắc uống một thang thuốc gồm có 12g rễ đinh lăng; 16g ý dĩ; 20g nhân trần, 12g mỗi loại chi tử, biển đậu, xa tiền tử, hoài sơn, rễ cỏ tranh, ngũ gia bì; và 8g mỗi loại uất kim, ngưu tất, nghệ. Chỉ cần uống duy trì trong một thời gian, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt của bài thuốc dân gian này đấy.

Bất ngờ trước tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe 4

Bài thuốc chữa viêm gan từ cây đinh lăng

Bài thuốc chữa bệnh thiếu máu

Cũng giống như viêm gan, để chữa chứng thiếu máu, người bệnh cần uống bài thuốc kết hợp giữa rễ đinh lăng và các vị thuốc khác như hoàng tinh, hà thủ ô, tam thất, thục địa.

Đầu tiên, bạn tán bột hỗn hợp gồm 20g tam thất và 100g mỗi loại gồm rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô và hoàng tinh. Sau khi có hỗn hợp bột các vị thuốc trên thì mỗi ngày, bạn sắc uống khoảng 100g bột nhé.

Cách chữa bệnh tiêu hóa nhờ cây đinh lăng

Lá cây đinh lăng phơi khô dùng để sắc thuốc uống giúp điều trị hiệu quả một số chứng bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, chẳng hạn như khó tiêu, đầu hơi, tiêu chảy…

Bài thuốc chữa ho lâu ngày từ rễ cây đinh lăng

Mỗi ngày, bạn uống hai lần thuốc sắc từ hỗn hợp gồm 8g mỗi loại rễ đinh lăng, rễ cây dâu, bách bộ, đậu săn, nghệ vàng, rau tần dày lá; cùng với 6g củ xương bồ và 4g gừng khô. Lưu ý là sắc thuốc với 600 ml nước, cô cạn còn 250 ml và uống thuốc lúc còn nóng để phát huy hiệu quả tối ưu nhé.

Bất ngờ trước tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe 5

Rễ cây đinh lăng có tác dụng chữa ho lâu ngày hiệu quả

Bài thuốc chữa liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một chứng bệnh thường gặp ở nhiều đấng mày râu khiến họ không còn cảm nhận được hương vị hạnh phúc của tình yêu nam nữ nữa. Để điều trị căn bệnh này, bạn cần phải kiên trì sử dụng bài thuốc dân gian sắc từ các vị thuốc sau: 12g mỗi vị gồm rễ đinh lăng, ý dĩ, hà thủ ô, hoài sơn, hoàng tinh, long nhãn, kỷ tử, cám nếp; 8g mỗi vị gồm trâu cổ, cao ban long và 6g sa nhân.

Lưu ý khi sử dụng để phát huy tối đa tác dụng của cây đinh lăng

– Chỉ sử dụng các bài thuốc từ rễ cây đinh lăng khi thực sự cần thiết và phải sắc thuốc theo đúng cách, sử dụng đúng liều lượng quy định. Bởi trong rễ loài cây này chứa nhiều thành phần saponin có khả năng phá huyết và làm vỡ hồng cầu.

– Tuyệt đối không sử dụng rễ đinh lăng với liều lượng cao cùng một lúc mà phải chia nhỏ ra nhiều ngày để tránh bị say dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa.

Bất ngờ trước tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe 6

Lưu ý cẩn thận khi sử dụng cây đinh lăng làm thuốc, đặc biệt là phần rễ cây

– Chỉ sử dụng rễ ở những cây đinh lăng có tuổi từ 3 đến 5 năm trở lên.

– Tùy thuộc vào từng thể trạng và tình hình bệnh lý mà bạn có cách sử dụng các bài thuốc từ cây đinh lăng sao cho phù hợp. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến và sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe, đặc biệt là bác sỹ Đông y.

Trên đây là những kiến thức chi tiết về tác dụng của cây đinh lăng mà Lamsao nghĩ rằng bất cứ ai cũng nên biết để tận dụng loài cây này trong việc bồi bổ sức khỏe, phòng chống và điều trị nhiều thể loại bệnh khác nhau trong cuộc sống. Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe của mình, bạn có thể tham khảo thêm nhiều cây thuốc quanh ta khác trên Lamsao.com nữa nhé.

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng chuẩn không phải ai cũng biết

Tags: cây đinh lăngđinh lăng

Liên quan

Bài thuốc hay

Cây đinh lăng và những tác dụng hiệu quả của rễ và lá đinh lăng

04/04/2019
Bài thuốc hay

Cây đinh lăng và những công dụng hiệu quả của rễ và lá đinh lăng

11/04/2020
Load More
No Result
View All Result

Tính chỉ số BMI

ft
in
lbs
cm
kg

BMI

Chuyên mục

  • Bài thuốc hay
  • Bệnh béo phì
  • Bệnh Da liễu & Hoa liễu
  • Bệnh phụ khoa
  • Bệnh Tay – Chân – Miệng
  • Bệnh thường gặp
  • Bệnh tự kỷ
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh về đầu, não
  • Cao huyết áp
  • Cây thuốc quý
  • Chăm sóc da
  • Chống lão hóa
  • Chữa bệnh
  • Chưa được phân loại
  • Đột quỵ
  • Gan nhiễm mỡ
  • Giảm cân tự nhiên
  • Hen suyễn
  • Hô hấp & Dị ứng
  • Khỏe đẹp
  • Làm đẹp
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Mắt
  • Máu nhiễm mỡ
  • Món ăn bài thuốc làm đẹp
  • Nam khoa
  • Phụ khoa
  • Răng hàm mặt
  • Sản & Phụ khoa
  • Sinh lý – Tình dục
  • Sức khỏe bé
  • Sức khỏe giới tính
  • Sức khỏe mẹ
  • Sức khỏe sinh sản
  • Tai mũi họng
  • Thuốc chữa bệnh
  • Thuốc đông y
  • Tiểu đường
  • Tiêu hóa
  • Tim mạch
  • Tin tức y tế
  • Ung thư vú
  • Viêm amiđan
  • Viêm cầu thận
  • Viêm não
  • Viêm xoang
  • Xương khớp
Bách khoa sức khỏe

© 2016 Bách Khoa Sức Khỏe

Liên kết nhanh

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy

Follow Us

No Result
View All Result
  • Mẹ và Bé
    • Sức khỏe bé
    • Sức khỏe mẹ
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh béo phì
    • Bệnh phụ khoa
    • Bệnh Tay – Chân – Miệng
    • Bệnh tự kỷ
    • Cao huyết áp
    • Đột quỵ
    • Gan nhiễm mỡ
    • Hen suyễn
    • Loét dạ dày tá tràng
    • Máu nhiễm mỡ
    • Mề đay
    • Sốt xuất huyết
    • Thoát vị đĩa đệm
    • Tiểu đường
    • Viêm amiđan
    • Viêm cầu thận
    • Viêm não
    • Viêm phế quản
    • Viêm xoang
    • Xương khớp
    • Ung thư vú
  • Làm đẹp
    • Chăm sóc da
    • Chống lão hóa
    • Giảm cân tự nhiên
    • Khỏe đẹp
    • Món ăn bài thuốc làm đẹp
  • Sức khỏe giới tính
    • Nam khoa
    • Phụ khoa
    • Sinh lý – Tình dục
    • Sức khỏe sinh sản
  • Thuốc chữa bệnh
    • Bài thuốc hay
    • Thuốc đông y
    • Thuốc tây y
  • Chữa bệnh
    • Bệnh Da liễu & Hoa liễu
    • Bệnh HIV/ AIDS
    • Bệnh ung thư
    • Bệnh về đầu, não
    • Chấn thương & Chỉnh hình
    • Hô hấp & Dị ứng
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Sản & Phụ khoa
    • Tai mũi họng
    • Tiết niệu
    • Tiêu hóa
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch

© 2016 Bách Khoa Sức Khỏe