Bệnh cường Aldosterone là bệnh gì? Những dấu hiệu nào để nhận biết căn bệnh này? Hướng điều trị của nó ra sao khi mắc phải? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra và cần có câu trả lời về những vấn đề liên quan đến bệnh.
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những câu hỏi đó. Hãy cùng nhau theo dõi để có thể biết được những thông tin về cường Aldosterone.
1. Khái niệm bệnh cường Aldosterone
Bệnh cường Aldosterone là một tình trạng rối loạn nội tiết. Tuyến thượng thận có thể sản sinh ra loại hocmon cần thiết.
Khi tuyến thượng thận sản sinh ra quá nhiều Aldosterone nên thải kali và giữ lại natri. Khi natri được giữ lại quá nhiều khiến cơ thể giữ nước làm tăng huyết áp và lượng máu trong cơ thể.
Khi cơ thể mắc phải căn bệnh này thì nên tìm phương pháp điều trị sớm tránh những biến chứng nặng như suy tim, đột quỵ. Ngoài ra huyết áp cao có liên quan đến cường aldosterone có thể chữa khỏi được.
Bệnh cường aldosterone là căn bệnh xuất hiện do u các tuyến ở vỏ thượng thận, thường là xảy ra khi bị u tuyến thượng thận một bên.
Tình trạng bệnh này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn là nam giới.
Bệnh này thường chia ra thành type 1 và type 2:
- Type 1 là u tuyến thượng thận 1 bên.
- Type 2 là quá sản tuyến thượng thận hai bên.
Ngoài ra nếu như gen bị tổn thương cũng sẽ gây ra tình trạng của bệnh này.

2. Nguyên nhân
Trong một số trường hợp cường aldosterone có thể là do nguyên nhân:
- Tăng trưởng khối ung thư (ác tính) các lớp ngoài của tuyến thượng thận.
- Do tăng mạch máu thận, cầu thận, cường renin.
- Một nguyên nhân ít xảy ra của cường aldosterone gọi là aldosteronism glucocorticoid trong gia đình và đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp cao ở trẻ em và thanh niên.
- Do khối u tế bào cạnh cầu thận, các bệnh nhân suy tim, suy thận, xơ gan.
- Sự phát triển lành tính của u tuyến thượng thận, vấn đề này còn được gọi là hội chứng của Conn
- Tổ chức cạnh tranh ở cầu thận bị quá sản, hạ kali, mất natri.
- Hoạt động quá mức của cả hai tuyến thượng thận
- Nguyên nhân của bệnh cũng có thể do giảm nồng độ renin huyết thanh, sau phẫu thuật của u thượng thận.
- Do sự phân bố dịch ngoại bào, do suy thận, suy thần kinh nên bệnh nhân bị tổn thương trong quá trình sinh tổng hợp renin.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh cường aldosterone
- Thừa cân béo phì:
Yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến tuyến thượng thận và làm tăng huyết áp. Chính vì vậy nếu ai mắc phải tình trạng này thì nguy cơ mắc bệnh cường aldosterone rất cao.
- Có tiền sử gia đình huyết áp cao:
Khi gia đình bố mẹ đời trước bị bệnh huyết áp cao thì khả năng con cái sẽ bị huyết áp cao là rất cao. Bên cạnh đó nếu mắc phải tình trạng huyết áp cao thì rất dễ bị bệnh cường aldosterone.
- Ở vào độ tuổi 45 tuổi trở lên
- Ít vận động không chịu rèn luyện thể dục thể thao.
- Có chế độ ăn không phù hợp với nhu cầu của cơ thể như ăn quá nhiều muối nhưng lại ít kali.
- Uống nhiều rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Khi người bệnh mắc phải căn bệnh cường aldosterone thì có một số dấu hiệu và triệu chứng để nhận ra như sau:
Triệu chứng lâm sàng
Trước tiên là người bệnh có xuất hiện tình trạng huyết áp cao hoặc đi kèm với những triệu chứng như kali bị hạ thấp xuống.
- Huyết áp sẽ tăng từ nhẹ đến nặng mặc dù có thuốc để kiểm soát.
Chính vì vậy phải kiểm tra huyết áp thường xuyên, nếu thấy dấu hiệu huyết áp có vấn đề thì nên đến gặp bác sĩ để biết được bệnh của mình.
Nhưng khi huyết áp tăng cao thì sẽ có kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt nhưng đôi khi cũng không có xuất hiện triệu chứng gì cả.
Nếu để tình trạng tăng huyết áp liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng và gây biến chứng sang các bộ phận khác như mắt, tim, thận và não.
- Lượng kali trong cơ thể sẽ bị hạ xuống do quá trình đào thải kali tăng lên.
Nếu như cơ thể bị nhiễm kiềm nặng thì sẽ thấy xuất hiện những cơn co cứng cơ tetani dẫn đến những dấu hiệu Chovostek (+), Trousseau. Khi thấy có xuất hiện những dấu hiệu này thì bạn lấy tay hoặc búa để gõ nhẹ lên đường nối nhân trung với gò má. Có những trường hợp bệnh lý xuất hiện tình trạng co cứng cơ môi mép khiến cho môi mép bị giật.
Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu Trutso thì bạn dùng dây buộc cánh tay lại như khi chúng ta lấy máu. Chỉ sau 1-2 phút là cơn co được diễn ra như cơn co tetani.
- Cơ thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, các cơ bị yếu và đôi khi có thể dẫn đến trường hợp bị liệt.
- Xuất hiện tình trạng đi tiểu thường xuyên hoặc bị táo bón, buồn nôn, cơ bắp bị co thắt lại không hoạt động được.
Nhưng đôi khi có những người bệnh lại không thấy xuất hiện các dấu hiệu như vậy và không có bất kỳ một triệu chứng nào xảy ra.
- Người bệnh có dấu hiệu uống nước rất nhiều do cơ thể của họ không thể kiểm soát được điện giải trong người và niệu
- Ngoài ra bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng cơ thể bị phù lên, tim to hơn.
Triệu chứng cận lâm sàng
- Lượng kali trong máu giảm, lượng natri trong máu tăng lên.
- Trọng lượng nước tiểu giảm xuống, độ PH trong máu cũng giảm xuống.
- Lượng Aldosterone máu và lượng nước tiểu tăng cao.
- Độ PH của nước tiểu tăng tới mức độ từ 5,8-6,2.
- Lượng đường trong cơ thể tăng lên là do kali trong máu giảm dẫn đến tiết ra chất insulin nên gây ra đường huyết tăng lên.
- Sử dụng aldacton để thử nghiệm bằng cách cho bệnh nhân uống mỗi ngày 200mg từ 6-7 nếu thấy lượng kali trong cơ thể trở về mức độ ổn định thì đó là bệnh cường aldosterone.
- Sử dụng biện pháp ức chế DOCA, nếu với người bình thường sau khi tiêm xong thì cơ thể sẽ ức chế và tiết ra aldosterone, còn với những người bệnh tăng aldosterone tiên phát thì sẽ không có dấu hiệu thay đổi.
- Khi dùng phương pháp chụp X- quang tim phổi thì thất trái có thể to do bị tăng huyết áp.
- Khi thực hiện biện pháp siêu âm thì thấy có khối u tuyến thượng thận ở một hoặc hai bên.
Đây chỉ mới là những triệu chứng tiêu biểu mà người bệnh khi mắc căn bệnh này sẽ gặp phải. Bên cạnh những triệu chứng này còn rất nhiều triệu chứng khác chưa được nói ra.
Nếu thấy những dấu hiệu bất thường trên cơ thể hoặc những triệu chứng giống như trên thì bạn nên tìm gặp các bác sĩ để tham khảm ý kiến và tìm ra cách điều trị, nguyên nhân gây ra bệnh.

4. Phương pháp điều trị
Từ các nguyên nhân gây ra bệnh mà có thể có những phương pháp điều trị khác nhau.
Khi bị bệnh thì nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để có những lời khuyên và các điều trị tốt nhất để nhằm hạn chế được việc tăng huyết áp, ngăn chặn việc sản sinh ra aldosterone.
Phòng ngừa việc nồng độ kali thấp sẽ gây ra những vấn đề không tốt cho cơ thể.
Theo y học hiện đại hiện nay thì căn bệnh này có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và bằng thuốc.
Ngoài ra người bệnh cần phải thay đổi những thói quen lối sống không lành mạnh của mình trước đây. Khi có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể kiểm soát được huyết áp của mình.
Luôn duy trì các phương pháp luyện tập thể dục thể thao để có được sức khỏe, cân nặng cũng luôn phải được duy trì đúng mức và không bị sút cân hay béo phì.
Không nên sử dụng thuốc lá và các chất kích thích như rượu, bia cũng nên hạn chế. Ngoài ra phải làm theo đúng hướng dẫn và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
5. Cách phòng ngừa
Bạn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh cường aldosterone của mình bằng cách tạo cho mình những thói quen lành mạnh trong cuộc sống hằng ngày.
- Duy trì chế độ ăn hợp lý, hạn chế việc dùng nhiều muối trong khẩu phần ăn của mình, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc và những thức ăn ít béo.
- Luôn duy trì cân nặng hợp lý, không để tình trạng béo phì xảy ra thì sẽ hạn chế được vấn đề tăng huyết áp.
- Tập các môn thể dục thể thao như đi bộ, tập aerobic thì cũng có thể kiểm soát được huyết áp.
Bạn không cần phải đến các phòng tập, bạn chỉ cần tập các động tác vận động mạnh vào tất cả các ngày trong tuần sẽ giúp mang lại sức khỏe,
- Không sử dụng thuốc lá:
Khi bỏ được thuốc lá sẽ giúp cơ thể, các dây thần kinh hoạt đông khỏe hơn. Trong thuốc lá có thành phần nicotin, thành phần này đi vào cơ thể khiến tim mạch hoạt động kém hơn.
Xuất hiện các tình trạng như co thắt mạch máu, nhịp tim đập nhanh hơn đồng thời huyết áp cũng tăng.
- Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích rượu, bia và cafein:
Những thành phần này là những tác động ảnh hưởng đến việc tăng huyết áp. Ngoài ra uống rượu vào mà uống thuốc thì thuốc sẽ mất đi hiệu quả và tác dụng điều trị bệnh của nó.

Trên đây là những thông tin cần biết về căn bệnh cường aldosterone chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn.
Những thông tin này nó cũng rất bổ ích đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh và những bệnh nhân chưa bị bệnh.
Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết về một trong những căn bệnh có thể mắc phải.
Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất chia sẻ thông tin.
Nếu bạn đang gặp phải một trong những triệu chứng và dấu hiệu của căn bệnh này thì hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Hãy đi khám sớm khi bệnh mới ở giai đoạn đầu để việc điều trị dễ dàng và nhanh hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.