Bệnh huntington là một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng tới não bộ của cơ thể. Chính vì vậy mà nó khiến cho rất nhiều người cảm thấy băn khoăn không biết liệu mình có nguy cơ mắc bệnh hay không.
Và để giải đáp thắc mắc về vấn đề này thì sao đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để các bạn cùng tham khảo.

1. Bệnh huntington là gì?
Bệnh Huntington là một trong những căn bệnh có khả năng di truyền lớn và gây tổn hại đến các tế bào thần kinh nằm bên trong não của cơ thể.
Bệnh này sẽ ngày càng có khuynh hướng phát triển mạnh mẽ hơn và ảnh hưởng tới ý thức, hành động và hành vi của người bệnh.
Biểu hiện của bệnh huntington chính là sự thay đổi về tính cách và tâm trạng cũng như là cơ thể luôn luôn cảm thấy bị bồn chồn, khó chịu.
Tuy nhiên rất nhiều người bỏ qua những biểu hiện này và cho rằng nó chỉ là dấu hiệu bình thường.

Người ta còn gọi bệnh Huntington chính là một căn bệnh gia đình bởi vì đa phần những người đã từng mắc bệnh này thì các thế hệ sau của gia đình cũng sẽ gặp phải tình trạng bệnh như vậy.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng mọi người khi mắc bệnh là khác nhau. Sau đây là một số các biểu hiện thường thấy và dễ gây nguy hại tới sức khỏe:
Rối loạn vận động:
Tình trạng này chính là sự vận động không có mục đích rõ ràng và bạn sẽ nhận thấy được những sự suy yếu trong quá trình chuyển động.
Cơ thể của bạn sẽ gặp những cơn co giật, cơ bắp bị cứng, chuyển động một cách chậm chạp và không cân bằng. Ngoài ra còn xuất hiện thêm hiện tượng khó nói, khó nuốt.
Điều này sẽ tác động rất lớn tới công việc hàng ngày cũng như là khả năng giao tiếp của bạn với những người xung quanh.
Rối loạn nhận thức:
Hiện tượng rối loạn nhận thức xảy ra khiến cho bạn không thể sắp xếp mọi thứ một cách linh hoạt và bị mắc kẹt vào một hành vi, 1 suy nghĩ nào đó mà không thể phát ra được.
Cơ thể thiếu kiểm soát sẽ dẫn tới những hành động không đúng mực và gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Đồng thời khả năng về sự hiểu ý nghĩa của người khác cũng kém đi rất nhiều, bạn không thể nhận thức được những thông tin cần thiết.

Rối loạn tâm thần:
Rối loạn tâm thần là một trong những triệu chứng vô cùng phổ biến của người mắc bệnh Huntington. Điều này xảy ra do sự tổn thương của não bộ và các bộ phận liên quan tới não.
Khi cảm thấy cơ thể của mình bị buồn nôn chóng mặt, luôn luôn trong trạng thái mệt mỏi và mất ngủ.
Có đôi khi nó nguy hiểm tới mức bạn sẽ không thể kiểm soát được hành vi của mình mà luôn liên tưởng tới cái chết.
Triệu chứng bệnh Huntington ở vị thành niên:
Tình trạng bệnh Huntington của những người trẻ tuổi sẽ khác so với những người đã ở tuổi trung niên hoặc tuổi già.
Tuổi vị thành niên thường sẽ có biểu hiện kém nhận thức trong quá trình học tập, thể thao.
Chính vì vậy nếu như các bậc phụ huynh thấy con em mình đột nhiên có sự sa sút về học tập, dáng đi thay đổi, thường thực hiện các cử chỉ trong vô thức và đôi khi không kiểm soát được chính mình thì cần phải đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được phát hiện kịp thời bệnh.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh Huntington chính là do dự khiếm khuyết một gen trong cơ thể con người. Đây chính là sự rối loạn trội nhiễm sắc thể thường.
Chỉ cần có một bản sao của một gen bất thường trên cơ thể là đã có thể đủ khả năng để gây nên bệnh Huntington.
Nếu như gia đình của bạn có bố hoặc mẹ hoặc anh chị mắc bệnh Huntington thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng khá là cao.
Đồng thời bạn còn có thể truyền lại bệnh này cho con cái của mình sau này. Số lượng các gen được sao chép có thể tăng lên gấp rất nhiều lần qua từng thế hệ.
Chính vì vậy trước khi quyết định sinh em bé cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
4. Điều trị bệnh huntington
Trị liệu ngôn ngữ
Người bị bệnh Huntington có thể bị ảnh hưởng tới tiếng nói, kèm theo đó là khả năng suy nghĩ và có những biểu hiện phức tạp, không giống người bình thường.
Chính vì vậy bạn cần phải tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ và giao tiếp với mọi người để não được hoạt động và tư duy về vấn đề.
Hãy yêu cầu những người trong gia đình thường xuyên nói chuyện với mình và giữ môi trường sống bình thường, không cần phải quá chú trọng đến vấn đề bệnh tình quá nhiều.

Vật lý và lao động trị liệu
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp cho cơ bắp của cơ thể được khỏe mạnh hơn, linh hoạt hơn.
Nó đem đến hiệu quả tốt để duy trì sự cân bằng cho cơ thể, tránh được các tình trạng như bị ngã, vấp té, mất thăng bằng.
Kèm theo đó là nó có tác dụng rất tốt trong việc làm tăng cường trí nhớ và sự tập trung cho người bệnh.
Sau một thời gian ngắn sử dụng trị liệu thì người bệnh sẽ có những tiến triển như tự ăn, tự uống, tự mắc quần áo cho chính mình.
Áp dụng phương pháp điều trị mới
Hiện nay, các nhà khoa học đang trong quá trình nghiên cứu đến một phương pháp mới để điều trị bệnh Huntington, giúp làm chậm sự phát triển của bệnh.
Đó chính là sự kết hợp của thuốc chống ung thư và AIDS. Đây là sự kết hợp vô cùng mạo hiểm, tuy nhiên đã có kết quả rất tốt với bệnh Huntington ở ruồi giấm. Nó làm ngừng hẳn sự tiền triển của bệnh.
Ngoài ra, việc sử dụng tế bào gốc cũng đang được nghiên cứu và dự kiến nó chính là một con đường vô cùng tốt dành cho người bị bệnh Huntington.
Khi tế bào gốc được cấy vào bên trong não con người thì nó sẽ đem đến kết quả là làm giảm thiệt hại của các tế bào thần kinh giúp cho mọi hoạt động được diễn ra một cách bình thường nhất.
Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ được ứng dụng tại động vật và các chuyên gia cần phải tiếp tục phát triển thì mới ứng dụng vào chữa bệnh cho con người.
5. Các vấn đề cần đối phó
Các vấn đề pháp lý:
Bệnh Huntington là căn bệnh liên quan tới sự nhận thức của con người. Chính vì vậy người bị bệnh cần phải có tâm lý lập sẵn bản di chúc sớm để không gặp các rắc rối về sau khi bản thân không được minh mẫn nữa.
Đồng thời, nên làm mọi việc mà mình muốn cho người thân trong những năm tháng cuối đời để có thể yên tâm.

Bố trí hỗ trợ cuộc sống hàng ngày:
Hầu như tất cả những người bị Huntington đều không thể tự thân lo chi chính mình. Vì vậy cần bố trí người chăm sóc hàng ngày.
Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin từ phía bác sĩ để vẫn vừa có được cuộc sống thoải mái, an toàn nhưng vẫn duy trì sự độc lập cho bản thân, không bị chi phối bởi bất kì ai.
Giúp đỡ tình cảm: Những người bị Huntington thường là người mắc chứng trầm cảm khá cao. Bởi vậy nên cần phải hỏi kĩ bác sĩ về việc điều trị tâm lý, giúp đỡ bạn về mặt tình cảm.
Kèm theo đó, nên tập nói chuyên với những người xung quanh để cho bản thân cảm thấy bớt đi sự cô đơn. Đồng thời, nghe lời khuyên về việc sống chung với bệnh sao cho tốt nhất.
6. Cách phòng ngừa
Khi bạn đã mắc phải bệnh Huntington hoặc thậm chí là chưa từng bị bệnh thì bạn cũng đều cần phải thực hiện những điều sau để đảm bảo được bệnh tình không tiến triển quá nhanh theo chiều hướng xấu:
Tập thể dục thường xuyên:
Dù cơ thể của bạn khỏe mạnh hay mắc bệnh gì cũng cần phải luyện tập thể dục thể thao thường xuyên vì nó sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt để loại bỏ được các chất độc hại trong cơ thể.
Đặc biệt là khi bạn mắc phải bệnh thì việc luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh để đem đến sự ổn định
Duy trì chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Bạn hãy lập cho mình một chế độ dinh dưỡng thật sự phù hợp hàng ngày để bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể. Hãy chú ý ăn thật nhiều rau củ quả và uống nước đầy đủ.
Bạn có thể cắt thức ăn thành những miếng nhỏ để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn và tránh tình trạng bị nghẹt thở.
Đồng thời giảm thiểu việc uống sữa bởi vì bên trong thành phần của sữa có các chất làm tiết ra chất nhờn gây tăng nguy cơ gặp phải hiện tượng ngạt thở.
Tập luyện thường xuyên
Bạn cũng có thể sử dụng các bài luyện tập về não bộ để giúp não của bạn được hoạt động nhanh nhạy hơn.
Nếu bạn gặp phải bệnh huntington thì trước khi quyết định sinh nở cần đếm thăm khám bác sĩ để họ đưa ra sự tư vấn phù hợp.
Có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để sàng lọc các phôi bị đột biến gen huntington giúp trẻ sinh ra không bị mắc bệnh, hoàn toàn khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh Huntington để các bạn cùng tham khảo. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về một căn bệnh nguy hiểm và biết cách phòng ngừa nó giúp bản thân và gia đình luôn luôn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Chính vì vậy nếu muốn biết rõ hơn về bệnh Huntington thì bạn có thể tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn để được tư vấn cụ thể, chính xác nhất.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.