Bệnh teo cơ: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Các khối cơ là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ sẽ bị yếu đi. Người bệnh mắc bệnh teo cơ sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện, một số loại teo có thể hồi phục nhưng một số khác teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kỹ hơn về căn bệnh này.

Khái niệm

Bệnh teo cơ là một tình trạng giảm khối lượng cơ đồng đều hoặc không đều giữa hai bên cơ. Teo cơ một bên mức độ trung bình – nặng được nhìn thấy khi so sánh với bên không bị ảnh hưởng, chu vi theo trục chi là phương pháp đáng tin cậy để nhận biết những trường hợp bị teo cơ không đối xứng khó thấy.

Bệnh teo cơ là gì
Bệnh teo cơ là gì

Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng, vùng cơ bị ảnh hưởng, một khi cơ teo nhóm cơ đó sẽ dần yếu đi vì khối lượng là chìa khóa chính quy định sức mạnh cơ.

Nguyên nhân

1 số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bệnh teo cơ

Do liệt giường, không vận động thường xuyên

Bệnh teo cơ có thể xảy ra đối với những người không được vận động như những người nằm liệt giường hoặc liệt một phần cơ thể hoặc đối với những phi hành gia cũng có thể bị teo cơ do họ ở ngoài không gian vũ trụ mất trọng lực.

Người bệnh teo cơ cũng có thể do ít hoạt động thể lực trong khoảng thời gian, tuổi tác, teo do rượu vì sử dụng đồ có còn nhiều sẽ khiến cơ bị đau và yếu, bị bỏng nặng, chấn thương như đứt dây chằng hay gãy xương, suy dinh dưỡng, chấn thương cột sống gây tổn thương thần kinh tủy sống, đột quỵ.

Do một số loại bệnh lý

Do một số loại bệnh lý có thể gây ra bệnh teo cơ như teo cơ một bên ảnh hưởng đến tế bào thần kinh chi phối vận động cơ, viêm da cơ gây yếu cơ và ban da, đa xơ cứng, loại sản cơ là bệnh do di truyền gây yếu cơ, các bệnh lý về thần kinh, thoái hóa khớp, gây hạn chế vận động khớp, bệnh bại liệt, viêm đa tủy, viêm khớp dạng thấp, bệnh teo cơ cột sống….

Triệu chứng- dấu hiệu

Bệnh teo cơ có thể được quan sát bằng mắt thường với các vùng cơ nổi như cơ delta ở vai, cơ mông, cơ cẳng chân sau, cơ ở bàn tay…cơ có thể thấy rõ phần cơ đó xẹp lõm xuống khi bị teo.

Bạn có thể dùng thước đo để so sánh hai bên, cân đối của toàn thân với người bình thường. Cơ khi teo nhưng thể hiện ra ngoài bằng hiện tượng phì đại, kèm theo một số trường hợp rối loạn tổ chức liên kết và mỡ gây nên triệu chứng giả phì đại.

Bệnh teo cơ làm mất cân xứng cơ giữa hai chân
Bệnh teo cơ làm mất cân xứng cơ giữa hai chân

Bệnh teo cơ có thể khiến cả hai bên mất cân xứng với nhau hay đối với toàn thân hoặc một số bộ phận như mặt, thắt lưng…

Nhiều trẻ bị mắc bệnh teo cơ sau khi trải qua một giai đoạn phát triển bình thường trong những năm đầu khi sinh.

Tuy nhiên, một số triệu chứng cũng xuất hiện ở giai đoạn này như trẻ có thể bắt đầu sẩy chân, vấp ngã, đi lắc lư, gặp khó khăn đi lên cầu thang…

Trẻ có thể gặp khó khăn khi đứng lên khỏi chỗ ngồi hoặc khi đẩy vật gì đó, trẻ thường mắc chứng cơ bắp chân phình to, khi các mô bị phá hủy, được thay vào đó là mỡ.

Bệnh teo cơ làm giảm kích thước của cơ, cơ nhỏ hơn so với bên còn lại hoặc thậm chí sẽ làm yếu sức đi, cơ không thể di chuyển hoặc tác dụng lực, hạn chế sự căng cơ.

Teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ nhưng không gây giảm chiều dài chi.

Sự yếu đi của cơ với các triệu chứng thường thấy có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể nhưng tiến trình bệnh có biểu hiện thoái hóa dần dần và lan rộng ảnh hưởng đến các cơ khác trong cơ thể.

Kể từ khi bệnh nhân thấy những triệu chứng đầu tiên, các cơ có thể biến thành xơ cứng bên teo cơ, những biến chứng của nó là vô cùng nguy hiểm, người bệnh cần thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị

Dưới đây là một số phương pháp điều trị từ Đông Y và Nam Y vô cùng hiệu quả giúp hạn chế được trình trạng của bệnh

Đông y

  • Bổ hư thang

Bài thuốc gồm: bạch thược, đương quy, nhân sâm, cam thảo nướng, hoàng kỳ, nhục quế đều 4g. Bạn có thể sắc 10 thang, mỗi ngày một thang và thêm một gói táo đỏ.

Cách sắc: Cho thang thuốc vào ấm sắc thuốc và thêm 10 quả táo đỏ, 3 miếng gừng sống với 4 chén nước, nấu lần thứ nhất thu lại 1 chén.

Sau đó, bạn đổ thêm 3 chén nước nấu cạn đến khi cũng còn một chén, đổ chung hai lần nấu với nhau và chia đều thành hai lần uống trong ngày. Nếu bạn đang dùng thuốc tây thì uống thuốc bắc sau 3-4 giờ để tránh kị nhau.

  • Bài thuốc chữa bệnh teo cơ bắp chân

Các vị thuốc gồm hoàng kỳ (sao mật ong), nhân sâm, phục linh, bạch truật (sao với cám), cam thảo, quy đầu (tấm rượu sao), đơn sâm, ngưu tất, táo nhân, long nhãn, viễn chí, ba kích, thỏ ty tử, táo tầu, đào nhân, hồng hoa, gừng sống.

Cách sắc: bạn sắc lần đầu với 3 chén nước và cạn còn 8 phân, nước sau đổ 2 chén cũng còn 8 phần và nước cuối 2 chén còn 8 phần. Thuốc của ba lần sắc hòa chung, hâm nóng chia thành 3 lần uống sau bữa ăn cơm khi còn nóng ấm.

Nam y

Các loại thực phẩm hàng ngày kết hợp với các loại thảo dược để chữa bệnh teo cơ
Các loại thực phẩm hàng ngày kết hợp với các loại thảo dược để chữa bệnh teo cơ
  • Cháo hoài sơn, bạch biển

Nguyên liệu để thực hiện bài thuốc này gồm hoài sơn 30g, bạch biển đậu 30g, gạo tẻ 60g với cách thực hiện hoài sơn, bạch biển đậu và gạo vào nồi ninh nhừ và nấu thành cháo. Sau khi chín, bạn có thể chia làm ba lần ăn trong ngày, chữa bệnh teo cơ.

  • Cháo thịt dê, đương quy với gừng tươi

Bài thuốc này gồm thịt dê 1kg, đương quy 15g, gừng tươi 5g, gạo tẻ 100g với thịt dê rửa sạch (xắt quân cờ) rồi ướp gia vị, gừng tươi rửa sạch rồi xắt chỉ, đương quy xắt lát, gạo tẻ vo sạch.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, cho thịt dê, đương quy, gừng tươi và gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo và ăn 2 lần/ngày, mỗi lần ăn một bát nhỏ và khi cháo còn ấm.

  • Canh chân giò, đỗ trọng ninh nhừ

Một cái chân giò làm sạch, chặt thành miếng; 50g đỗ trọng sắc riêng sau đó bỏ cái, lấy nước rồi cho chân giò vào ninh nhừ. Khi chân giò chín thì thêm hạt nêm vừa đủ và dùng làm canh ăn hàng ngày.

  • Hấp cách thủy gà chọi, kỷ tử, thỏ ty

Nguyên liệu gồm gà choai 1 con, kỷ tử 30g, thỏ ty tử 30g, gà sau khi bỏ nội tạng cho hết các vị thuốc vào túi vải buộc kín miệng rồi nhét vào trong bụng gà. Gà hấp cách thủy rồi ăn khi còn nóng.

  • Hầm gân (trâu, bò hoặc dê) với ngưu tất, gừng, hành

Nguyên liệu để nấu gồm thịt trâu hoặc bò 50g, hoàng kỳ 3g, gạo tẻ 100g, sau khi thịt trâu rửa sạch xắt nhỏ, hoàng kỳ sắc lấy nước rồi cho gạo và thịt trâu vào ninh thành cháo. Cháo chín cho gia vị vừa đủ và chia ăn vài lần trong ngày.

  • Hầm canh đầu gà trống với xương sống dê và gừng tươi

Một cái đầu gà trống rửa sạch cùng với 300g xương sống dê chặt nhỏ, gừng tươi 3g thái lát. Tất cả các nguyên liệu sau khi được sơ chế xong đem hầm thật nhừ sau đó thêm gia vị cho vừa ăn và dùng làm canh ăn hàng ngày.

  • Cháo thận dê với hạt dẻ

Nguyên liệu để thực hiện gồm thận dê 2 quả, hạt dẻ 100g và gạo tẻ. Thận dê được sơ chế với việc bỏ màng gân rửa sạch, sau đó cho gạo tẻ, hạt dẻ vào ninh nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho thêm hạt nêm vừa đủ, ăn 3 lần/ngày khi đói.

Các bài thuốc cũng là những món ăn giúp phục hồi các tạng phủ nếu bị hư, nuôi dưỡng cơ bắp, gân cốt. Nó giúp điều trị các triệu chứng cũng như phục hồi chức năng của bệnh teo cơ.

Cách phòng ngừa bệnh teo cơ

Bên cạnh việc chữa bệnh chúng ta còn phải quan tâm và đẩy mạnh phòng bệnh hạn chế khả năng mắc bệnh teo cơ.

Chế độ sống lành mạnh

Bạn nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh cho bản thân và người thân cung cấp đầy đủ calorie với các thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất, đặc biệt canxi với các chế phẩm từ sữa và các loại rau lá xanh.

Bạn có thể tăng cường hấp thụ vitamin D bằng cách phơi nắng. Bạn nên tránh xa những thực phẩm có chứa các chất kích thích, rượu, thuốc lá.

Các thực phẩm giàu canxi tốt cho xương và tránh bệnh teo cơ
Các thực phẩm giàu canxi tốt cho xương và tránh bệnh teo cơ

Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể trở nên dẻo dai, tăng cường sức khỏe. Nó còn giúp máu của bạn được tuần hoàn tốt hơn và các cơ được vận động tránh lâu ngày không vận động mà các cơ dần teo lại.

Rèn luyện sức khỏe tốt

Bạn cần tạo cho mình một cơ thể khỏe mạnh nhất là tim với các bài tập có lợi như đi dạo, leo cầu thang, làm việc nhà, khiêu vũ hoặc sử dụng các máy tập thể dục trong nhà.

Sinh hoạt tình dục đều đặn

Một chế độ ăn ít mỡ tốt cho tim và cả đời sống chăn gối, sinh hoạt tình dục đều đặn có thể làm chậm quá trình thu nhỏ cơ quan tình dục do hoạt động này giúp cải thiện lưu lượng máu và oxy đến các bộ phận nói trên.

Giữ cho trí não luôn vận động

Bạn nên ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng các loại thức ăn có cồn để giữ cho trí não luôn vận động.

Chăm sóc răng miệng

Nó giúp cho những người lớn ngăn ngừa sâu răng và rụng răng làm xương mặt teo lại.

Tránh những thức uống chứa chất caffeine hoặc cồn

Bệnh teo cơ cũng cần phải tránh các thức uống chứa chất caffeine hoặc cồn bởi nó kích thích bàng quang, rèn luyện xương chậu thường xuyên để tăng cường khả năng kiểm soát bàng quang.

Bệnh teo cơ làm cho cơ yếu đi, mất đi chức năng thăng bằng hay di chuyển, bệnh trở nặng có thể gây bại liệt ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.

Bạn có thể áp dụng một cuộc sống lành mạnh để phòng tránh bệnh hay tìm ra một phương án chữa trị kịp thời để không gây biến chứng nặng.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.