Bệnh viêm màng não vi khuẩn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

Bệnh viêm màng não vi khuẩn là một bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể mang đến những biến chứng vô cùng nặng nề cho cả trẻ em và người lớn.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, chúng ta phải nhận biết những dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin chính xác nhất về bệnh viêm màng não vi khuẩn.

1. Bệnh viêm màng não do vi khuẩn là gì?

Để hiểu về bệnh viêm màng não do vi khuẩn, trước tiên cần biết màng não có chức năng gì. Theo các chuyên gia, màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống.

Viêm màng não do vi khuẩn hay còn gọi là viêm màng não mủ do nhiều vi khuẩn gây mủ gây ra.

bệnh viêm màng não do vi khuẩn
Bệnh viêm màng não do vi khuẩn

2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính gây bệnh là: Hemophilus Influenza (Hib), não mô cầu và phế cầu, riêng ở trẻ sơ sinh có thể gặp các vi khuẩn khác như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas.

Viêm màng não do HIB

Đây là bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenza tysp B (HIB) gây nên. Vi khuẩn HIB thường gặp ở mũi và họng, lây truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não vi khuẩn cao nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Viêm màng não do mô cầu

Não mô cầu có tên khoa học là Neisseria menigitdis, các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W – 135. Ở Việt Nam, người mắc bệnh viêm màng não vi khuẩn chủ yếu là do A, B, C.

Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xuất hiện vào giai đoạn xuân, hè. Bệnh lây qua đường hô hấp và có thể lây lan qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng của bệnh nhân.

Thời gian ủ bệnh thường ngắn hơn 4 ngày, thay đổi từ 1 đến 7 ngày. Vi khuẩn thường định cư vùng hầu họng và thường không có các triệu chứng đặc biệt.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp có vi khuẩn đường hầu họng đều bị bệnh.

Phế cầu khuẩn

Thường được gọi tắt là phế cầu, là nguyên nhân gây viêm màng não do vi khuẩn hàng đầu ở lứa tuổi ngoài sơ sinh tại các nước phát triển.

Tỉ lệ viêm màng não mủ do phế cầu khá thấp, khoảng 1 – 3/ 1000 dân. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.

Tỉ lệ người mắc bệnh thường tăng cao đột biến vào mùa đông. Phế cầu gây nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ thường xuất hiện ở nơi cư trú là niêm mạch hầu họng.

Trẻ sơ sinh có thể dễ dàng bị lây loại vi khuẩn này từ các thành viên trong gia đình. Độc lực của vi khuẩn phụ thuộc vào các loại huyết thanh khác nhau.

Nguy cơ mắc bệnh ở người da đen cao gấp 5 đến 36 lần so với người da trắng, đặc biệt là những người da đen mắc bệnh hồng cầu hình liềm, nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 300 lần người bình thường do thường tán huyết ở lá lách và làm lá lách mất chức năng.

E.coli

Là một trực khuẩn gram âm điển hình, cư trú trong phần thấp của hệ tiêu hóa các động vật máu nóng như chim và các loài động vật có vú.

E.coli thường gây viêm màng não vi khuẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ít gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Viêm màng não vi khuân do E.coli ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý nặng vì thường nằm trong xảy ra cùng với nhiễm trùng huyết.

Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não
Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não

Nguyên nhân khác

Một số bệnh khác cũng trở thành một phần nguyên nhân của viêm màng não vi khuẩn là: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, rò dịch não tủy qua tai hoặc qua mũi, bệnh nhân cắt lách, nhiễm HIV, bệnh ghép chống chủ sau khi ghép tủy xương.

3. Triệu chứng và dấu hiệu

Bệnh thường gây suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục, áp – xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết qua độ tuổi

  • Ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng không điển hình và thường biểu hiện một tình trạng bệnh lý toàn thân nặng.

Các dấu hiệu đó bao gồm: trẻ bú kém, sức khỏe suy kiệt, tăng kích thích, xuất hiện các cơn ngưng thở, trẻ thường hay quấy khóc, sốt hoặc hạ thân nhiệt, vô cảm, thờ ơ với ngoại cảnh.

Bên cạnh đấy bé có thể lên cơn co giật, trẻ có thể bị vàng da hoặc da xanh tái, có biểu hiện sốc, giảm trực lượng cơ, hạ đường huyết, nhiễm toan chuyển hóa khó điều trị.

  • Ở trẻ lớn hơn

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh tương đối điển hình với một số dấu hiệu như: sốt, dễ nhiễm trùng, nhiễm độc, cứng cổ, tư thế ưỡn người, lên cơn co giật, có biểu hiện sợ ánh sáng, nhức đầu, suy giảm ý thức, tăng kích thích, mệt mỏi suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn vọt, hôn mê.

Trẻ sốt do mắc viêm màng não do vi khuẩn
Trẻ sốt do mắc viêm màng não do vi khuẩn

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết qua hội chứng

Ngoài ra, các bác sỹ chuyên gia thường chia các triệu chứng chung của viêm màng não do vi khuẩn thành: hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc và hội chứng màng não.

  • Hội chứng nhiễm khuẩn

Thường là khởi phát cấp diễn, có khi dữ dội với biểu hiện: sốt cao liên tục, gai rét, nhức đầu, mỏi cơ khớp,.., Khi có nhiễm khuẩn huyết thường sốt cao dao động, có nhiều cơn rét run trong ngày, gan và lá lách to,…

Một số trường hợp có thể xuất hiện sốc nội độc tố, trụy mạch, tụt huyết áp, đi vệ sinh ít,…Tùy từng loại mầm bệnh, sau khi xét nghiệm máu thường phát hiện bạch cầu và bạch cầu đa nhân (neutrophil) tăng cao…

  • Hội chứng màng não

Thường gặp là phát triển nhanh, rầm rộ, tương đối đầy đủ các triệu chứng: nhức đầu dữ dội, nôn dễ dàng. Trẻ em thường nôn, bỏ bú, quấy khóc, thở không đều, da tím tái, hay xuất hiện các cơn co giật…

Ngoài ra bệnh nhân thường bị cứng gáy, trẻ em có “tư thế cò súng”, xu hướng sợ ánh sáng và tiếng động, thóp phồng, có “tiếng rên màng não”,… bên cạnh đó có những biểu hiện tăng áp lực nội sọ.

Dịch não tủy điển hình của viêm màng não vi khuẩn là nước mủ đục ở nhiều mức độ khác nhau như lờ đục, đục mủ, mủ đặc; protein tăng cao (1 – 2g/lít); glucoza thấp.

Đôi khi chỉ còn vết, tế bào tăng, thường ở mức hàng nghìn tế bào/mm khối, trong công thức tế bào đa số hoặc hầu hết là bạch cầu đa nhân, có nhiều tế bào thoái hóa, tế bào mủ. Những trường hợp không điển hình, dịch não có thể trong, có máu hoặc có màu vàng chanh.

  • Ổ nhiễm khuẩn tiên phát

Như u viêm tai, viêm xương chũn, viêm xoang, đinh râu, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm tử cung, âm đạo,…

4. Biến chứng

Bệnh viêm màng não vi khuẩn là một bệnh khá nghiêm trọng nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Một số biến chứng thường gặp như:

  • Tổn thương dây thần kinh sọ não, áp xe não, áp xe dưới màng cứng, ổ tu mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, cản trở lưu thông dịch não tủy, hội chứng não nước, xuất huyết nội tạng.
  • Dễ gây điếc, lác, câm, mù, tổn thương hệ thần kinh khu trú gây liệt (liệt nửa người, liệt một hoặc hai chân,…), làm giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn thần kinh hoặc động kinh.
  • Có thể gây tử vong: Chủ yếu là do bệnh nhân bị suy hô hấp, phù não nặng, sốc không phục hồi.
  • Một số biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não và ngoài não như: áp xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái não mất cân bằng kéo dài dẫn đến suy não.

5. Các cách điều trị bệnh

Đông y

  • Bài thuốc “ thanh ôn bài độc ẩm”

Nguyên liệu: Sinh thạch cao 33g, tri mẫu 12g, sinh địa 15g, huyền sâm 12g, chi tử 12g, liên kiều 12g, câu đằng 12g, đại thanh diệp 33g, bản lam căn 33g, thủy ngưu giác 60g

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lương doanh tức phong

Cách dùng: Các vị thuốc sắc chung với nước để uống hằng ngày

Nam y

  • Tỏi và hoa cúc dại

Liều lượng: Tỏi 60g, hoa cúc dại 30g

Cách dùng: Lấy tỏi và hoa cúc dại cho vào nồi đất sắc thành nước đặc súc miệng liên tục ngày vài lần.

  • Thực đơn bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh

Cháo hoa sen: Sấy khô 6g hoa sen thành bột nhỏ, lấy gạo lốc nấu cháo bình thường đến khi chín thì rắc bột hoa sen lên khấy đều sau đó đun thêm một lúc. Cho bệnh nhân ăn lúc đói 2 lần/ ngày.

6.Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm màng não vi khuẩn

Cần phát hiện bệnh và điều trị sớm các nhiễm trùng tai, mũi, họng và hô hấp.

  • Chăm sóc răng miệng, điều trị các bệnh nha khoa.
  • Tiêm chủng: hiện nay trên thị trường đã có một số loại vác – xin phòng Hemophilus influenza và phế cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vác – xin phòng Hemophilus influenza là giải pháp thích hợp và hiệu quả nhất.
  • Bên cạnh đó, cần cải thiện môi trường sống xung quanh, giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt.
  • Nên rửa tay sau khi ho và hắt hơi, trước khi ăn hoặc khi tay bẩn.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, bát, cốc, thìa đũa hay bất kỳ các vật dụng có khả năng lây truyền dịch mũi họng.
  • Để phòng tránh bệnh viêm màng não vi khuẩn, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân nên được dùng kháng sinh.
  • Không nên dùng thuốc cho các đối tượng có tiếp xúc với bệnh nhân mắc viêm màng não do mô cầu.
Tiêm vác xin phòng viêm màng não do vi khuẩn
Tiêm vác xin phòng viêm màng não do vi khuẩn

Bệnh viêm màng não vi khuẩn là một bệnh nguy hiểm nhiều biến chứng nguy hiểm và khả năng tử vong cao hi vọng bạn đã có cái nhìn đầy đủ để có những biện pháp ngăn chặn.

Tuy nhiên, bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn trực tiếp khi có những dấu hiệu triệu chứng như đã nêu nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.