Ngoài việc nhai nghiền thức ăn, giúp phát âm đúng và chính xác, thẩm mỹ, nụ cười tươi và tự tin trong giao tiếp răng sữa còn có vai trò quan trọng giúp trẻ ăn nhai tốt giúp trẻ khỏe mạnh, giúp ổn định vị trí các răng vĩnh viễn sau này và giúp phát triển xương hàm. Do vậy răng sữa của trẻ rất cần được chăm sóc cẩn thận và đây là cách bảo vệ răng nướu của trẻ mà phụ huynh cần lưu ý.
Trong các nhóm thức ăn: 4 nhóm (chất đạm, chất béo, chất đường, sinh tố và các khoáng chất). Tất cả các nhóm thức ăn rất cần cho sự phát triển của cơ thể, chúng ta phải ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Không nên ăn quá nhiều một chất nào đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thức ăn cần thiết cho sự phát triển của cơ thể nói chung và sự phát triển của răng và nướu nói riêng. Để bảo vệ răng và nướu của trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những thức ăn nào tốt hoặc không tốt cho răng và nướu của trẻ.
Những thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu
Nhóm thức ăn tốt cho răng và nướu “chắc, khỏe”:
* Loại chất đạm: cá, trứng, cua, ốc, tôm,…
* Loại chất béo: dầu thực vật, mè, đậu phộng, mỡ,…
* Loại sinh tố: cam, khóm(thơm), đu đủ, củ đậu, lòng đỏ trứng, sữa,…
![]() |
Nhóm thức ăn không tốt cho răng và nướu:
* Thức ăn có nhiều đường, bột dính: bánh ngọt, kem, kẹo kéo, kẹo mè xửng, nước ngọt nhiều đường,…
* Các thức ăn này cũng cần cho cơ thể, nhưng vì nó có nhiều đường, bột dính trên răng nên nếu ăn nhiều, ăn liên tục thì sẽ bị sâu răng, viêm nướu. Do vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men thức ăn (đường, bột) dính trên bề mặt răng tạo thành axit. Axit làm tan rã men, ngà của răng tạo thành sâu răng.
![]() |
Lời khuyên:
Nên hạn chế ăn cho trẻ ăn quà vặt, ăn các thức ăn hay thức uống ngọt, bánh ngọt, kẹo… và ăn sau các bữa ăn chính. Khi ăn vặt nên chọn trái cây tươi. Nên chải răng sau khi ăn các thức ăn hay thức uống ngọt, bánh ngọt, kẹo…
BS. Đặng Thị Phương Lan
BV Răng Hàm Mặt Trung Ương
Theo Tạp chí Sức Khỏe