“Cấy chỉ” chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có hai loại

Viêm mũi dị ứng có chu kỳ, thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như: Nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái. Có thể chảy nước mắt, đỏ và ngứa mắt, chảy mũi nước trong, lượng nhiều và có thể kèm nhức đầu, uể oải. Thông thường thì triệu chứng hắt hơi xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên, vào buổi trưa, buổi chiều cũng có thể có và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi. Khi soi mũi trong cơn thì thấy mũi hẹp, nhầy trong, niêm mạc mũi sung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô, thoáng. Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn và nếu bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại, niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuống mũi bị phình to thường xuyên… làm nhức đầu, nhức trán, nên bệnh nhân dễ nghĩ có viêm xoang.
“Cấy chỉ” chữa bệnh viêm mũi dị ứng 9
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ, triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa 2 cơn. Khi khám thì thấy niêm mạc mũi nhợt, có nhiều polype mũi và chụp X-quang thì thấy mờ hết. Tuy nhiên, chúng ta không dùng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng tuỳ tiện. Bởi trong các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng, nhóm thuốc chống viêm được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là những bệnh lý viêm mũi dị ứng. Nhóm thuốc chống viêm corticoid cải thiện triệu chứng chảy mũi, hắt hơi, ngạt tắc mũi rất có hiệu quả nên hay được sử dụng rộng rãi.

Đối với thuốc xịt corticoid tại chỗ tuy chỉ hấp thu vào máu khoảng 2% nhưng nếu không được dùng đúng cách cũng sẽ gây một số biến chứng do corticoid nói chung, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon, làm tuyến vỏ thượng thận bị teo, gây hội chứng biến dưỡng hậu quả từ việc tăng giữ muối, nước, gây hiện tượng béo giả, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, gây tăng đường huyết – nguy cơ của đái tháo đường. Bên cạnh đó làm tăng huyết áp, giảm kali máu kết hợp rối loạn cân bằng muối – nước gây nhiều bất lợi cho người bị bệnh tim mạch, người glôcôm… Rối loạn quá trình tái tạo xương, biến dưỡng cơ dẫn đến loãng xương và teo cơ. Giảm sức đề kháng chung của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, đặc biệt là ở hệ thống mũi xoang. Một số trường hợp xuất hiện rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu mũi…

“Cấy chỉ Việt” chữa viêm mũi dị ứng

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, BS Phan Văn An – Trưởng khoa Đông y BV Việt Nam – Cu Ba cho biết: Với tiến bộ của y học cổ truyền hiện nay chúng ta đã có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng bằng cấy chỉ. Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam, bao gồm: chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ. Là một phương pháp châm cứu mới, hiện đại áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu. Phương pháp này đã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Nhiều bệnh mạn tính đã được điều trị khỏi bằng phương pháp cấy chỉ. Không chỉ có giá trị ở Việt Nam mà còn nổi bật trên trường quốc tế, đặc biệt các nước châu Âu, xứng đáng mang tên “cấy chỉ Việt”!

Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protit tự tiêu trong vòng 10-15 ngày, khi đưa vào cơ thể. Chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể, nhờ có kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ và đạt hiệu quả điều trị cao hơn châm cứu. Chỉ catgut khi cấy vào huyệt vị như một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và chuyển hóa vì vậy mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Trong quá trình tự tiêu phản ứng hóa – sinh tại chỗ làm tăng tái tạo Protein, Hydratcarbon, tăng dinh dưỡng tại chỗ và tăng cường chuyển hóa của cơ thể.

Tiếp xúc với những bệnh nhân đã được BS Phan Văn An chữa khỏi bệnh viêm mũi dị ứng, trong đó có bệnh nhân Nguyễn Thị Hoài (sinh năm 1978, địa chỉ: số 1/346/7 phố Nam Dư, phường Trần Phú, quận Hoang Mai, Hà Nội), chị Hoài kể: Chị bị viêm mũi dị ứng 15 năm nay đã điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không hiệu quả. Mỗi khi thay đổi thời tiết chị lại khổ sở với các triệu chứng như cay trong mũi, rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái, chảy mũi nước trong, ngạt mũi rất khó chịu, tình cờ chị gặp BS An tư vấn và điều trị, nay chị đã khỏi hẳn bệnh viêm mũi di ứng. Theo Đông y, bệnh viêm mũi dị ứng là do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn xâm nhập màgây ra bệnh, bệnh thường tái phát khi thay đổi thời tiết, nhất là từ mùa ấm chuyển sang lạnh, thường gặp nhiều nhất vào mùa thu đông. Triệu chứng: Khi thay đổi thời tiết thì hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, chảy nước mũi trong, bị nhiều vào lúc ngủ dậy, khi gặp lạnh…

Phương pháp chữa, bổ khí cổ biểu, khu phong tán hàn. Phương huyệt dùng để cấy chỉ, tứ thần thông, ấn đường, bách hội, hợp cốc, khúc trì, nghinh hương, phế du khổng tối. Tìm hiểu thêm về hiệu quả của phương pháp cấy chỉ đông y chúng tôi còn được BS An cho biết: Ngoài việcđiều trị hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng thì BS An đã cấy chỉ điều trị hiệu rất nhiều bệnh mãn tính như: bệnh hen phế quản, viêm xoang di ứng, các di chứng liệt do tai biến mạch máu não, mất ngủ, hội chứng tiền đình, thoái hóa khớp gối, viêm quanh khớp vai, đau thần kinh tọa, đau lưng, đau vai gáy, giảm béo. Đau dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng, hội chứng ruột kích thích, yếu sinh lý, xuất tinh sớm… Như vậy, với việc áp dụng những tiến bộ của y học, phương pháp cấy chỉ của y học cổ truyền đã đem lại niềm vui và nụ cười cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi mãn tính.