Cháo hạt sen
Nguyên liệu gồm có:
Nửa bát gạo
Đậu xanh 100g
Hạt sen 50g
Cách làm:
Hạt sen bỏ tim, ngâm nước trong 30 phút cho nở, sau đó rửa sạch, để ráo. Đậu xanh tách vỏ, ngâm với nước 1 tiếng. Rửa sạch và để ráo nước. Cho tất cả vào nồi, thêm nước vào, nấu nhừ., Chú ý, trong lúc nấu nhớ khuấy đều, tránh cháo bị vón cục. Món này nên ăn khi còn nóng để có tác dụng tốt nhất.
Không chỉ giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cháo hạt sen còn giúp người bệnh an thần, ngủ sâu giấc hơn.
Thịt dê hầm cà rốt
Thịt dê rất bổ dưỡng, là loại thực phẩm thuần dương, tăng sức mjanh cơ bắp, xương cốt, hệ thống thần kinh của con người. Cà rốt lại chứa nhiều vitamin, chất chống viêm, giúp giảm cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm mang lại. Món thịt dê hầm cà rốt có thể sử dụng thường xuyên để hạn chế các cơn đau tái phát.

Nguyên liệu:
Thịt dê 400g
Cà rốt 3 củ
Gia vị hành, tỏi, gừng.
Cách thực hiện:
Thịt dê rửa sạch, trần qua nước sôi với một ít gừng để khử mùi tanh. Kế đến là thái miếng cho vừa ăn, cho gia vị và một ít rượu trắng, ướp trong vòng 15-30 phút. Đem cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. ,Hành, tỏi, gừng băm nhỏ (mỗi thứ để riêng). Phi thơm tỏi sau đó chp thịt dê vào để đảo cùng., Sau khi thịt dê săn lại, cho cà rốt vào nấu cùng. Đổ thêm một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 2 tiếng đến khi thịt chín mềm là được. Món này ăn kèm với cơm nóng càng ngon.
Gà ác hầm tam thất
Gà ác hầm củ tam thất là món ăn bồi bổ cơ thể, được nhiều người ưa chuộng. Nó cũng thích hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm, giảm các cơn đay, phục hồi các tổn thương ở cột sống.
Nguyên liệu:
Gà ác 1 con
Củ tam thất 200g
Rượu trắng 500ml
Cách làm:
Gà ác làm sạch, xát muối cả bên trong lần bên ngoài. Rửa sạch lại rồi để ráo. Củ tam thất làm sạch bụi bần, sau đó đem thái lát mỏng trộn với rượu. Cho gà và củ tam thất vào một cái thố, đậy nắp kỹ và đem chưng cách thủy trong vòng 2 tiếng. Chưng đến khi gà chín mềm là được.
Thịt nạc hầm sung
Quả sung có vị ngọt, tính mát, khi ăn vào có thể hoạt huyết, nhuận tràng. Những thành phần như glucose, oxalic, acid, phosphor, canxi, kali và nhiều vitamin khác, có tác dụng chống lại các cơn đau do thoát vị đĩa đệm mang lại.
Nguyên liệu:
Quả sung tươi
Thịt nạc 100g
Gia vị hành, tiêu.
Cách thực hiện:
Thịt lợn mua về rửa sạch, cắt thành khối vuông, tẩm ướp gia vị cho vừa ăn, để yên trong vòng 15-30 phút. Sung bỏ phần cuống, có thể bổ đôi hoặc để nguyên quả cũng đều được. Cho thịt vào nồi, đảo đều đến khi thịt săn lại rồi đổ nước vừa đủ nào, nấu thêm 5-7 phút. Trước khi tắt bếp, cho hành thái khúc vào để tăng thêm gia vị cho món ăn.
Canh bí hầm xương
Nguyên liệu:
Bí xanh 300g
Sườn non 500g
Hành, ngò và gia vị cơ bản.
Món ăn này không quá cầu kì, rất dễ thực hiện.
Cách làm:
Sườn nọn mua về rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Đun sơ để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra để ráo.
Bí xanh gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Cho sườn vào hầm với một lượng nước vừa đủ trong vòng 1 tiếng. Sau đó cho bí xanh vào nấu cùng. Khi đun, nhớ mở nắp để tránh quá trình nấu bí bị vàng. Nêm gia vị vừa ăn. Đun sôi lần nữa rồi tắt bếp, cho thêm hành vào. Món này có thể dùng kèm với cơm hoặc có thể uống như canh giải nhiệt. Sử dụng ngày vài lần để thấy hiệu quả rõ rệt, giảm đau thoát vị đĩa đệm.
Hẹ xào dầu mè
Nguyên liệu gồm có rau hẹ, dầu mè (vừng)
Cách làm:
Thịt bò, thịt ngựa xào lá lốt
Nguyên liệu:
100g thịt bò hay thịt ngựa, lá lốt tươi

Cách làm:
Thịt rửa sạch, cắt lát mỏng, ướp gia vị trong vòng 10 phút cho thấm. Lá lốt rửa sạch, cắt đoạn vừa ăn. Xào sơ thịt, sau đó đổ lát lốt vào, tiếp tục xào sơ, nêm gia vị vừa ăn. Món này dùng khoảng 3 lần/tuần, vừa điều trị đau lưng, đau nhức cơ thể vừa có tác dụng bổ máu.
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm | Workout #149 ♡ Hana Giang Anh