Kệ trên và giữa tủ lạnh
Các kệ trên cùng và giữa của tủ lạnh là một nơi tuyệt vời để lưu trữ các mặt hàng không cần phải nấu chín, thực phẩm ăn liền như: Thức ăn còn thừa, sữa chua, phô mai, thịt nguội. Các kệ dưới để những thực phẩm cần được nấu chín để phòng trường hợp nếu xảy ra ô nhiễm chéo; ví như thực phẩm ở kệ cao hơn bị chảy xuống cũng không xảy ra vấn đề gì, bởi thực phẩm ở kệ dưới sẽ được rửa và nấu ở nhiệt độ cao.
Chú ý những thực phẩm đặt ở kệ đầu, đảm bảo rằng hệ thống thông gió và làm mát ở phía sau tủ lạnh không bị chặn bởi các mặt hàng thực phẩm lớn. Tức là, không nên đặt những đồ lớn, cồng kềnh ở mặt sau tủ lạnh, chắn ngang hệ thống thông gió.

Các kệ trên cùng và giữa của tủ lạnh là một nơi tuyệt vời để lưu trữ các mặt hàng không cần phải nấu chín, thực phẩm ăn liền.
Chuyên gia dinh dưỡng Lara Metz làm việc ở trụ sở tại thành phố New York cho biết, có một mẹo khác để sắp xếp các kệ trên và giữa tủ lạnh: Đặt các loại thực phẩm bạn muốn ăn ở đó, biến nó thành điều đầu tiên thu hút bạn.
Ngăn kéo tủ lạnh
Nhiều mặt hàng chỉ nên để ở trong ngăn kéo tủ lạnh (ngăn kín có thể kéo ra kéo vào). Ví dụ như trái cây và rau quả được tạo thành chủ yếu từ nước và không khí khô, nếu để bình thường trong tủ lạnh sẽ bị hút hết nước và các chất dinh dưỡng!
Lưu ý thêm: Giống như nhiều loại trái cây, táo có chứa ethylene, một hóa chất giúp chúng chín nhanh nhưng cũng có thể thúc đẩy các sản phẩm khác chín theo. “Các loại trái sản sinh ra ethylene như táo, lê, dưa… nên không để cùng với các thực phẩm khác để tránh hư hỏng.

Nhiều mặt hàng chỉ nên để ở trong ngăn kéo tủ lạnh (ngăn kín có thể kéo ra kéo vào).
Kệ dưới cùng
Như đã đề cập ở trên, những mặt hàng có khả năng bị rò rỉ này có thể gây ô nhiễm chéo nếu bạn lưu trữ chúng ở kệ trên các mặt hàng thực phẩm tươi sống như sản phẩm.
Cửa tủ lạnh
Theo chuyên gia Sidorenkov, cửa tủ lạnh là phần ấm nhất của tủ. Đó là lý do tại sao đây là nơi lý tưởng để lưu trữ các vật phẩm được đóng hộp hay những thứ được đựng trong chai lọ như gia vị và giấm. Thông thường, các mặt hàng này có hạn sử dụng dài hơn và lượng muối cao, hoạt động như một chất bảo quản khiến chúng có khả năng xử lý nhiệt độ ấm hơn một chút so với thực phẩm dễ hỏng khác.

Theo chuyên gia Sidorenkov, cửa tủ lạnh là phần ấm nhất của tủ.
Tránh đặt các mặt hàng từ sữa như phô mai và sữa chua trên cửa tủ lạnh, vì những sản phẩm này cần không khí lạnh để tránh vi khuẩn.
Tủ đông
Tất nhiên, bạn nên sử dụng tủ đông cho các mặt hàng cần được đông lạnh – ví dụ như đá và kem – cũng như các mặt hàng dễ hỏng mà bạn muốn ăn hoặc chuẩn bị bữa ăn sau này (không phải thời điểm hiện tại) như trái cây, rau, thịt và nước hầm.
Một trong những thủ thuật lưu trữ thực phẩm yêu thích của Sidorenkov là luôn bảo quản bánh mì trong tủ đông. “Ngăn mát khiến bánh mì bị hỏng nhanh hơn cả khi để nó ngoài quầy, khiến nọ bị cứng rất khó ăn”, cô giải thích. Thay vào đó, cô khuyên mọi người nên cắt ổ bánh mì ra và cho vào tủ đông. Khi muốn ăn, chỉ cần lấy một lát từ tủ đông và cho nó vào lò nướng bánh.
Những thực phẩm không bao giờ nên làm lạnh
Sidorenkov có một quy tắc khi phân loại lưu trữ thức ăn trong và ngoài tủ lạnh: “Khi cất sản phẩm đi, tôi cố gắng cất từng món theo cách tương tự như cửa hàng tạp hóa”.
Điều này đơn giản là, nếu bạn tìm thấy sản phẩm trong cửa hàng tạp hóa ở nhiệt độ phòng, thì khi mua về nhà bạn cũng nên giữ nó ở nhiệt độ phòng. Nếu cứ cố nhét vào tủ lạnh có thể làm mất đi hương vị, thậm chí thay đổi kết cấu thực phẩm, vô cùng kinh khủng.

Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh gồm: Trái cây có múi, chuối, bơ, cà chua, dứa…
Mẹo để giữ thức ăn tươi ngon lâu hơn
Những thực phẩm như hành tây, tỏi, khoai tây, dưa hấu và bí đao nên để trong phòng mát (không để tủ lạnh) ở vị trí ít ánh sáng. Để hành tây xa khoai tây để tránh mọc mầm.
Đừng rửa các loại quả mọng hoặc nho trước khi bỏ vào tủ lạnh, khi nào ăn mới rửa. Thực tế, lớp bụi mỏng ngoài lớp vỏ của những loại quả này giúp chúng tươi lâu hơn.
Các loại rau lá xanh và giòn nên mang rửa sạch, phơi khô nước và đặt chúng trong hộp kín có lót khăn giấy để hút ẩm và làm chậm quá trình khô héo.
Các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyên rằng, nên giữ nhiệt độ tủ lạnh ở hoặc dưới 40 độ F (4 độ C) và nhiệt độ tủ đông ở 0 độ F (-18 độ C). Nếu điều khiển tủ lạnh của bạn không hiển thị nhiệt độ thực tế, hãy kiểm tra định kỳ bằng nhiệt kế. Nhiệt độ tủ lạnh và tủ đông thích hợp là rất quan trọng – đặc biệt là nếu bạn không muốn tất cả việc sắp xếp đồ ăn của mình bị lãng phí.
Thùy Nguyễn (Theo Livestrong)