Được mệnh danh là “vua của các loại quả khô”, “quả của thận” hay “quả của tỳ” – hạt dẻ hoàn toàn có thể thay thế cả lương thực. Trong Đông y, hạt dẻ thường được dùng trong các bài thuốc bổ, tác dụng phòng bệnh và phục hồi sức khỏe
Theo nghiên cứu khoa học, thành phần của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, rất giàu các vitamin B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe. Còn theo quan điểm Đông y, hạt dể là hạt có tính ôn, có vị ngọt thanh, bổ thận, tỳ phế, khí. Chính vì thế, hạt dẻ được coi là loại thực phẩm VÀNG đối với các bệnh nhân mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tim mạch
Một số món ăn bổ dưỡng từ hạt dẻ
1. Chân giò hầm hạt dẻ
Tác dụng : Tan đờm, dùng cho các bệnh nhân viêm phế quản mãn tính
Nguyên liệu :
2. Gà hầm hạt dẻ
Tác dụng : Kiện tỳ vị, mạnh gân cốt, bổ thận khí, ấm trung tiện. Dùng cho người thận hư, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh, bệnh nhân mất ngủ, hay quên
Nguyên liệu :
Hạt dẻ 150g1 con bồ câu hoặc gà trống choai (chỉ lấy phần thân)Trứng gà 1 quảBột nước 30gGia vị vừa đủ
3. Bổ âm nhuận táo, bổ thận khỏe cơ
Dùng cho người âm hư, ho lâu ngày, da khô, lưng gối mỏi: hạt dẻ 150g, bách hợp 20g, khiếm thực 15g, thịt nạc 100g, cá tươi 1 con 250g. Cá rán hơi vàng rồi cho các thứ còn lại ninh trong 2 giờ, nêm gia vị.
4. Bổ thận khí, chắc răng
Nguyên liệu : Hạt dẻ 100g, gạo 100g, đường phèn 100g, nước 1 lít. Hạt dẻ rang thơm nghiền nhỏ, cho đường phèn vào. Gạo nguyên hạt hoặc tán bột nấu cháo cho bột dẻ rang vào cháo ăn.
Cách bóc vỏ hạt dẻ lấy nhân thức ăn, thuốc
Nếu rang hạt dẻ thì trước đó dùng dao rạch 1 đường trên hạt dẻ thì khi rang nóng vỏ rẽ nứt ra, dễ bóc. Nếu luộc thì trước đó cho ít dầu rán vào nước luộc thì vỏ hạt dẻ sẽ mềm hơn nên dễ bóc.
Chúc bạn có những món ăn ngon với “vua của các loại quả khô”.