Nháy mắt là một biểu hiện bình thường của cơ thắt vùng mắt. Nếu nháy mắt liên tục, có thể gặp vấn đề bệnh lý, tâm lý. Trong nhiều trường hợp, việc trẻ nháy mắt liên tục chỉ là do bắt chước bạn bè, ghen tỵ với em út…
Mặc dù chẳng bà mẹ nào đếm xem trung bình trong một phút, con mình nháy mắt mấy lần, nhưng ai cũng dễ dàng nhận ra có gì đó không ổn khi bé nháy mắt với cường độ bất thường về số lần và cử động của mi mắt.
Nội dung hướng dẫn:
Nháy mắt nhiều để được quan tâm
![]() |
Trẻ tủi thân vì mình bị “bỏ rơi” nên quyết nháy mắt để mẹ phải quan tâm tới mình. |
Và nếu bé đang trong giai đoạn rời nhà khoác ba lô “đi bộ đội mẫu giáo” thì mẹ càng lo hơn. Mẹ sợ bé bị ai đánh hoặc gặp tai nạn gì? Mẹ ngó nghiêng, thấy tất cả có vẻ bình thường thì lại càng lo.Sau khi bé được đưa tới gặp bác sĩ nhãn khoa thì nguyên nhân được phát hiện, đôi khi làm nhiều bố mẹ dở khóc dở cười như: “Mẹ không thương con, mẹ chỉ thương em thôi”. Trẻ tủi thân vì mình bị “bỏ rơi” nên quyết nháy mắt để mẹ phải quan tâm tới mình. Và việc điều trị “bệnh” này sẽ hiệu quả nếu mẹ chịu khó giải thích kiểu như: “Đứa bé nào cũng cần được chăm như thế. Ngày xưa con cũng vậy. Con làm anh phải nhường em, thế mới là “anh hùng”. Siêu nhân là phải bảo vệ người yếu hơn chứ”. Hãy nói cho con biết nháy mắt nhiều không đẹp. Như thế bé dần sẽ không nháy mắt nữa.
Bên cạnh chuyện muốn thu hút sự quan tâm, chú ý của người khác, có bé lại bị ảnh hưởng tâm lý đám đông. Thấy bạn bè mình nháy mắt liên tục, cũng bắt chước cho vui.
Nếu bé nhà bạn có biểu hiện nháy mắt liên tục, nên đưa đi bác sĩ để sớm phát hiện những tổn thương thực thể, bệnh viêm mắt, hoặc ít ra cũng phát hiện ra bệnh “thích được quan tâm” như đã nêu trên của trẻ. Trong hầu hết trường hợp này không cần phải điều trị bằng thuốc, rồi bé sẽ tự “quên” cái tật của mình. Đôi khi “cách chữa trị hiệu quả” là bạn ngó lơ triệu chứng này ở trẻ. Các cô cậu bé thấy “liệu pháp mè nheo” của mình không còn tác dụng sẽ không thèm nháy mắt
nữa. Tật nháy mắt nhiều ở cả hai mắt nếu xuất phát từ thói quen do co thắt cơ nâng mí nhanh và nhịp nhàng, không có tổn thương thị giác thì sẽ tự khỏi sau vài tháng đến một năm.
Cẩn trọng với triệu chứng của những bất thường thật sự
![]() |
Hội chứng Tourette: Là một bệnh rối loạn thần kinh, nguyên nhân của nhiều loại nháy mắt mạn tính và tạm thời. |
Rối loạn nháy mắt tạm thời
Rối loạn nháy mắt mạn tính
Những cú “nhấp nháy“ không chỉ kéo dài trong nhiều năm mà còn có những thay đổi chút ít trong biểu hiện. Chúng có thể sẽ tự “dừng chuyển động”. Đặc biệt, khi trẻ nhận ra rằng như thế thì thật “chẳng giống ai”.
Hội chứng Tourette
Là một bệnh rối loạn thần kinh, nguyên nhân của nhiều loại nháy mắt mạn tính và tạm thời, tật phát âm. Bệnh thường xuất hiện khi trẻ còn bé, với cường độ biến động và kéo dài hơn một năm. Hội chứng này không quá đáng lo ngại và có xu hướng giảm dần khi trẻ bước vào tuổi thanh niên. Bệnh không phá hoại sức khỏe hay cắt bớt tuổi thọ của ai cả. Hiện không có thuốc điều trị nhưng có một số thuốc ức chế biểu hiện bệnh. Những triệu chứng sẽ tiếp tục trồi sụt và thường biểu hiện mạnh mẽ hơn lúc trẻ căng thẳng hay quá vui.
Liệu pháp tâm lý – chiếc chìa khóa vàng
Nháy mắt, co giật cơ mặt có thể là nguyên nhân làm trẻ mặc cảm, tự ti hay buồn khổ, xấu hổ vì tật của mình. Nên điều cần nhất là tạo dựng sự tự tin cho bé, giúp bé vui vẻ học tập, chơi đùa và cải thiện những mối quan hệ xã hội. Nhiều cha mẹ bày tỏ sự lo sợ về tật của con làm cho trẻ vô tình cảm thấy mình bị đẩy ra bên rìa của cuộc sống bình thường, nên càng co mình khép kín. Trong khi đó, đối với việc điều trị tật nháy mắt, tâm lý chính là chìa khóa cho quá trình trị liệu có kết quả. Nhiều khi, chỉ cần giải thích cũng giúp tình trạng bệnh cải thiện. Giải thích, giải thích và giải thích nhiều hơn nữa để trấn an, giúp trẻ hiểu về bệnh của mình và cùng con vượt qua những khó khăn này là nhiệm vụ của bạn. Và đó không phải là “điệp vụ bất khả thi” vì thực tế trẻ bị bệnh rối loạn nháy mắt có cuộc sống, sức khỏe, sự thành công như mọi đứa trẻ khác. Và chỉ cần bạn làm cho trẻ hiểu điều đó.
BẠN CÓ BIẾT
Tật nháy mắt tạm thời ở trẻ em có thể sẽ tự khỏi, nhưng trước đó bạn cần loại trừ những nguyên nhân bệnh lý khác có thể cũng dẫn tới biểu hiện này: Có vật lạ rơi vào mắt bé bị tật vùng cơ mặt rối loạn bề mặt nhãn cầu và mi mắt bé bị viêm kết mạc, chắp lẹo, viêm mí mắt, đau mắt đỏ trẻ bị cận, viễn và các loại tật khúc xạ khác.
Tư vấn chuyên môn:
PGS. TS. BS. Lê Minh Thông
Trưởng Khoa Tạo Hình Thẫm Mỹ – BV Mắt TP.HCM
.Trần Nhung
Tạp chí Sức Khỏe