Cơ thể cân bằng và thích nghi với nhiệt độ môi trường nhờ trung tâm điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, khả năng này có giới hạn nhất định, tùy vào thể trạng mỗi người. Thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi ra nhiều, gây mất nước và điện giải. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường bên ngoài cũng làm gia tăng hoạt động của hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch. Vì vậy, nắng nóng kéo dài khiến nhiều người bứt rứt khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ… và chờ trực nguy cơ đột quỵ.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng nhóm điều dưỡng người cao tuổi, Phòng khám Gia đình Việt Úc, cần phân biệt giữa say nắng và đột quỵ để có hướng xử trí đúng và cấp cứu kịp thời. Say nắng do làm việc trong môi trường có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đi kèm triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sây sẩm…
Đột quỵ do chịu đựng nắng nóng kéo dài hoặc sốc nhiệt. Chênh lệch nhiệt độ khi đi từ ngoài trời vào phòng điều hòa, tắm nước lạnh… cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra cơn đột quỵ. Các dấu hiệu cảnh báo sớm bao gồm đau đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững, miệng méo một bên, yếu tay chân cùng bên, nói khó, nói không thành tiếng, phát âm không rõ ràng…
Với thời tiết như hiện nay, bất cứ ai cũng có thể say nắng hoặc đột quỵ do thời tiết, kể cả thanh niên. Người già có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là người mắc các bệnh lý mãn tính hoặc có tiền sử đột quỵ.
![]() |
Quá trình sơ cứu người bệnh đột quỵ tại Phòng khám Gia đình Việt Úc (tầng 1, lô 6, khu B, tòa Maderin Garden, đường Hoàng Minh Giám, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Liên hệ 1800 6896. Thông tin |