Khi có vết thương, ai cũng muốn vết thương nhanh chóng biến mất không để lại dấu vết. Để có được điều này, cần có sự chăm sóc vết thương toàn diện, bao gồm: chống nhiễm trùng, tránh kích thích vùng bị tổn thương và đặc biệt là việc cung cấp dưỡng chất giúp mô tái tạo hoàn hảo.
Sự lành của một vết thương bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương, giai đoạn tạo mô hạt để làm đầy vết thương, giai đoạn tái tạo biểu bì được xem như giai đoạn cuối cùng để vết thương lành hoàn toàn.
Quá trình lành và tạo sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Bản chất của vết thương: vết thương nhỏ, nông dễ lành và có thể không để lại sẹo. Mức độ tổn thương: vết thương bị bầm dập nhiều sẽ dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ, lâu lành và để lại sẹo xấu.
Cách xử lý vết thương đúng và kịp thời sẽ giúp vết thương mau lành và tránh được hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. Một số yếu tố khác làm chậm quá trình lành và tạo sẹo của vết thương là: khẩu phần ăn không đủ hoặc không đa dạng, dẫn đến thiếu chất đạm, thiếu vitamin, selen và kẽm; người cao tuổi; người bị bệnh đái tháo đường; người đang điều trị bằng thuốc có chất corticoid; người đang được hóa trị bệnh ung thư…
![]() |
Thực phẩm khéo dùng tốt cho sức khoẻ |
Để vết thương không bị nhiễm trùng, cần nhanh chóng thực hiện các bước sau: Người sơ cứu phải rửa tay sạch trước khi xử lý vết thương. Ngăn máu chảy bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch. Nếu có dị vật hay bụi bẩn trong vết thương thì cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch, sau đó rửa lại vết thương với nước ấm, thấm khô nhẹ nhàng. Phết nhẹ dung dịch kháng khuẩn (Milian, Eosine, Povidine) lên vùng da có vết thương.Đối với những vết thương hở và chảy máu nhiều, tuyệt đối không dùng cồn, ôxy già, thuốc sát trùng có i-ốt vì sẽ làm vết thương lâu lành hơn.Đối với vết thương nhỏ, nên để hở (không băng lại) và tiếp xúc với không khí là tốt nhất.Vết thương lớn hoặc nằm ở vùng dễ bị nhiễm bẩn hoặc dễ bị cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại.Phần băng gạc chỉ nên ôm vừa đủ vết thương và không nên băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, khi thay băng sẽ gây đau.Sử dụng kháng sinh theo toa bác sĩ nếu vết thương mưng mủ.
Thực phẩm nên kiêng để vết thương mau lành: Tôm, cua, cá biển, thịt bò, rau muống… thường bị bài trừ vì sợ vết thương tấy lên, chảy nước, và tạo mủ nhiều hơn. Thực chất, khi vết thương bị nhiễm trùng – mưng mủ, chỉ cần kiêng thực phẩm mà cá thể người đang bị vết thương có tiền căn dị ứng (sau khi ăn thực phẩm thì bị ngứa, nổi mề đay, sưng tay, chân, sưng mí mắt, thậm chí có thể bị khó thở hoặc lên cơn suyễn…), tình trạng dị ứng sẽ làm tăng hiện tượng ngứa, viêm tại chỗ và tạo mủ nhiều hơn tại vết thương.
Trong quá trình tái tạo mô để làm lành vết thương, cơ thể cần được cung cấp đủ các dưỡng chất sau đây: Chất đạm (protein): là dưỡng chất có nhiều trong thịt, cá, tép, trứng, lươn… và các lọai đậu. Đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các mô liên kết liên quan đến quá trình lành vết thương. Chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến quá trình tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12,… Các chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, huyết, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,…Máu sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất và oxygen đến mô đang bị tổn thương. Đồng thời mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết.
Các vitamin nhóm B, vitamin A, E là các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành.Vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ.Các lọai rau lá có màu xanh đậm và quả tươi như đu đủ, thanh long, quít, cam, bưởi… có chứa nhiều các vitamin này.Kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn. Những khoáng chất này có nhiều trong cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc…