Những bài thuốc chữa đau vai gáy
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, nhưng những lý do thường gặp nhất dưới đây: Rối loạn thần kinh cục bộ. Co kéo dây thần kinh. Cơ thể bị thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu ở vùng cột sống. Bị căng thằng, kích thích dây thần kinh trong khoảng thời gian dài. Trường hợp bị nhẹ, không dai dẳng trong thời gian dài, người bệnh có thể dùng dầu thoa bóp, gõ, vuốt vùng cổ, vai gáy để giảm đau. Nhưng bị thường xuyên thì cần chữa trị theo phương pháp khác hiệu quả hơn. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian đã được áp dụng từ lâu trong lĩnh vực y học cổ truyền để chữa trị chứng đau mỏi vai gáy.
Rượu ngâm hạt gấc

Cách làm bài thuốc chữa đau vai gáy từ 2 nguyên liệu rượu và hạt gấc như sau: Dùng 50 hạt gấc chín, mang rửa sạch, để cho thật ráo nước rồi nướng xém vỏ và chờ đợi nguội, lấy chày đập dập gấc ra, vứt vỏ cứng ở ngoài. Chỉ lấy phần nhân bên trong dùng, giãn nhân hơi dập rồi cho vào trong lọ thủy tinh. Tiếp đến là cho rượu trắng vào lọ (dùng rượu 45 độ), nên nhớ hãy đổ ngập hạt gấc và đậy cho kỹ nắp lại. Ngâm khoảng 5-7 ngày là bạn sẽ dùng được, đồng thời để càng lâu sẽ càng cho hiệu quả. Cách dùng bài thuốc chữa đau vai gáy: Nếu như đau vai gáy thì lấy 1 lượng rượu vừa đủ ra bàn tay thoa bóp nhẹ nhàng, hiệu quả cảm nhận sau 5-10 phút.
Ngải cứu trị đau vai gáy
Ngải cứu là một trong những loại lá cây khá quen thuộc trong danh sách các loại lá cây chữa bệnh của dân gian. Thông thường, lá ngải cứu thường được kết hợp với muối để điều trị chứng đau vai gáy. Sự kết hợp này giúp giảm sưng viêm, giảm đau cơ, cứng cơ. Bởi trong hai loại nguyên liệu này đều chứa thành phần kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
Cách 1: Đem một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch bằng nước để loại bỏ những tạp chất và vi khuẩn. Tốt hơn nếu ngâm lá ngải cứu với nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước.Cho nắm lá ngải cứu vào máy xay để xay nhuyễn cùng với một ít nước lọc. Chắt lọc lấy phần nước để dùng, không sử dụng phần bã. Kiên trì sử dụng mỗi ngày đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.

Cách 2: Đem 3 – 4 nắm lá ngải cứu rửa sạch bằng nước để lọc bỏ phần bụi bẩn, rớt để ráo nước. Cho lá ngải cứu vừa được rửa sạch cùng với 2 thìa muối vào chảo nóng để sao vàng. Chuẩn bị một túi vải sạch. Khi hỗn hợp đủ nóng và vàng, cho hỗn hợp vào một túi vải và thắt nút lại. Sử dụng túi vải chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức đến khi hỗn hợp nguội lại là được. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện chứng đau nhức vai gáy.
Cách 3: Đem nắm lá ngải cứu và nắm lá lốt rửa sạch bằng nước rồi vớt ra để ráo.Cho hai loại lá vào trong chảo nóng để rang cùng với muối, sao cho vàng. Khi hỗn hợp đủ nóng, cho hỗn hợp trên vào một túi vải sạch được chuẩn bị sẵn. Đem túi vải nóng chườm lên vị trí bị đau nhức đến khi nguội dần. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, tốt nhất nên sử dụng trước khi đi ngủ và vào lúc sáng sớm ngủ dậy.
Bạn có thể kết hợp bài thuốc uống và bài thuốc chườm nóng từ ngải cứu để chữa đau vai gáy cùng một lúc để đẩy lùi nhanh các chứng đau vai gáy từ bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên, các đối tượng có vấn đề về đường tiêu hóa hoặc âm hư huyết nhiệt không được sử dụng bài thuốc uống từ ngải cứu.
Phèn chua, cam và hành khô

Cách làm: Rửa sạch quả cam rồi để nước ráo, dùng dao sắc cắt bỏ phần đầu của quả cam, cho hành khô và phèn chua vào ruột quả cam, đặt cam lên bếp nướng cho đến khi nhận thấy phần vỏ cam chuyển sang màu đen thì thôi. Sau khi nướng xong, để cam nguội bớt rồi cắt thành từng lát nhỏ rồi đắp lên vùng vai gáy bị đau mỏi. Để như vậy trong khoảng từ 10-15 phút.
Cách chữa đau vai gáy bằng vỏ cây lá đắng
Vỏ cây lá đắng chứa saponin, tanin và các loại axit hữu cơ có tác dụng giảm đau, trừ phong thấp, làm mạnh gân xương. Dược liệu này còn được sử dụng trong các bài thuốc nam chữa đau vai gáy với tên gọi là ngũ gia bì chân chim.
Cách 1: Chuẩn bị 10 – 20g vỏ thân cây lá đắng. Đem thuốc sắc với 3 chén nước, để lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 1 chén. Gạn ra chia 2 lần uống trong ngày.
Thuốc chữa đau vai gáy từ cây trinh nữ
Cây trinh nữ còn được dân gian gọi là xấu hổ. Cây có tính hàn, giúp xoa dịu thần kinh, chống viêm, giảm đau, hạ áp. Một số nghiên cứu cũng cho thấy các hoạt chất trong cây trinh nữ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, qua đó làm giảm cảm giác đau mỏi vai gáy, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
Cách 1: Uống thuốc sắc từ trinh nữ. Thái mỏng 30g rễ trinh nữ rồi đem tẩm với rượu. Sao thuốc lên cho vàng, đem sắc với 400ml nước lấy 100ml. Chia thuốc làm 2 phần uống sau bữa ăn chính
Chữa đau vai gáy bằng gừng
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong gừng chứa nhiều zingibain. Hoạt chất này được sử dụng như một vị thuốc giảm đau tự nhiên. Nó giúp làm thư giãn cơ, giảm đau vai gáy trong các trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm hay do các nguyên nhân khác.
Cách 1: 20g gừng tươi, 15g hành tím, một ít bột mỳ, băng vải y tế. Giã nát gừng và hành, thêm bột mì vào trộn đều lên. Cho hỗn hợp này vào chảo xào nóng, chờ cho nguội bớt lấy đắp vào vai gáy. Dùng băng gạc y tế quấn cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Cách 2: Gừng tươi, rượu trắng ngon. Cứ 1 kg gừng thì cần 2 lít rượu. Giã nát gừng rồi cho vào bình thủy tinh ngâm cùng với rượu trắng. Rượu gừng càng để lâu càng có tác dụng tốt. Tuy nhiên nếu không đợi được thì để khoảng 3 ngày bạn có thể bắt đầu lấy ra dùng. Đều đặn mỗi ngày 1 lần lấy rượu gừng xoa bóp vào vai gáy trước khi đi ngủ sẽ giúp bớt đau mỏi, ngăn ngừa cơn đau tái phát trong đêm.
Cách 3: vài lát gừng tươi, 2 thìa mật ong. Cho gừng vào ấm pha trà, đổ nước sôi vào đậy nắp lại khoảng 15 phút. Gạn trà gừng ra ly, thêm mật ong vào quấy đều lên và thưởng thức khi còn ấm. Đều đặn uống 2 ly trà gừng mỗi ngày sẽ giúp kích thích lưu thông máu, chống lại phản ứng viêm đau ở khu vực vai gáy.
Lưu ý khi dùng thuốc Nam chữa đau vai gáy
Do có tác dụng chậm, khi sử dụng người bệnh nên kiên trì dùng trong một thời gian nhất định, ít nhất 2 – 3 tháng. Tùy theo cơ địa hấp thu mà hiệu quả của thuốc nam đối với từng cá nhân sẽ khác nhau, Để tránh hiện tượng tương tác thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có ý định kết hợp điều trị song song giữa Tây y và thuốc Nam.
Nguyễn Dung(t/h)