Độc đáo tái chế vải cũ thành đồ mới tinh tươm, sưởi ấm cho trẻ em nghèo

Việc tái chế vải cũ trong khách sạn thành quần áo cho trẻ sơ sinh xuất phát từ ý tưởng của ông Stefan Phang – Giám đốc Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững công ty Diversey, một công ty chuyên cung cấp các thiết bị vệ sinh và làm sạch – trong quá trình ông làm việc cùng với các đối tác khách sạn trên toàn cầu.

 

Độc đáo tái chế vải cũ thành đồ mới tinh tươm, sưởi ấm cho trẻ em nghèo

Chương trình thu hút một số khách sạn tham gia

 

Ban đầu, ý tưởng được ông Stefan Phang thực hiện triển khai tại Philippines, trong hoàn cảnh những người dân ở một thành phố phía Nam đất nước này vừa trải qua một cơn bão tàn khốc vào tháng 12 năm 2011. Trận thiên tai đó khiến người dân mất đi nhà cửa và toàn bộ đồ đạc trong nhà. Chứng kiến người dân sống trong hoàn cảnh thiếu thốn từ các đồ dùng sinh hoạt cho đến chăn, ga gối đệm,…  trong khi ở các khách sạn cao cấp hàng năm thải ra lượng lớn các tấm vải cũ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn rất mới, chất lượng tốt.

 

 

Độc đáo tái chế vải cũ thành đồ mới tinh tươm, sưởi ấm cho trẻ em nghèo

Số lượng lớn tại các khách sạn được tập trung quyên góp

 

Điều này làm ảnh hưởng đến xấu đến môi trường, vì vậy, ông Stefan Phang đã làm cầu nối để đưa số vải cũ từ các khách sạn đến với những người cần. Nhờ những tấm vải này, người dân đã tái chế nó thành các đồ dùng cho gia đình mình, thậm chí, sự khéo léo họ còn có thể thiết kế được các trang phục, phụ kiện,… để bán ra thị trường kiếm thêm thu nhập.

 

Bắt đầu từ năm 2016, ý tưởng này lần đầu tiên được giới thiệu đến Việt Nam và đây cũng là quốc gia duy nhất tham gia dự án dưới hình thức trao vải cho ngưởi khuyết tật để họ may thành những bộ quần áo sơ sinh, khăn quấn, tã lót,…

 

Dự án ‘Vải cho cuộc sống’ đã được thực hiện ở Việt Nam, dưới sự tham gia trực tiếp của Trung tâm Sáng kiến Sức Khỏe và Dân số (CCIHP).

 

Chị Đinh Phương Nga – điều phối viên của dự án chia sẻ: ‘Từ năm 2019, chúng tôi mới tập trung vào việc tái chế vải thành đồ sơ sinh, bởi vì chúng tôi nhận thấy người dân ở nhiều vùng miền có nhu cầu lớn về sản phẩm này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm được một nhóm khuyết tật ở Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) nhận may các sản phẩm với giá thành rẻ. Đây cũng là cơ hội để những người khuyết tật mới học nghề có kế sinh nhai’.

Độc đáo tái chế vải cũ thành đồ mới tinh tươm, sưởi ấm cho trẻ em nghèo

Như “một mũi tên trúng 3 đích”, việc làm đem lại thu nhập cho người khuyết tật và còn góp phần bảo vệ môi trường

 

Chương trình ban đầu được thí điểm ở một số bản làng thuộc khu vực phía Bắc, trao tận tay những món quà ý nghĩa cho các bà mẹ mới sinh con tại các trạm y tế xã. Cho đến nay, dự án đã và đang được triển khai ở 14 tỉnh với sự tham gia của 50 khách sạn và hơn 1.500 người được hưởng lợi từ chương trình.

 

Trong đó, có hàng ngàn món đồ dùng hữu ích đã được vận chuyển đến các trạm y tế, bệnh viện vùng cao như: Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái, Bệnh viện và Trạm y tế Thuận Châu (Sơn La), các trạm y tế xã thuộc huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Nha Trang (Khánh Hòa), Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), Quy Nhơn (Bình Định).

 

Độc đáo tái chế vải cũ thành đồ mới tinh tươm, sưởi ấm cho trẻ em nghèo

Một sản phụ vui mừng khi được trao tặng quần áo sơ sinh

 

Bên cạnh sự nhiệt huyết, tấm lòng vì cộng động đó, việc làm thiết thực này còn gặp không ít khó khăn như nguồn cung vải không ổn định, thường xuyên bởi các khách sạn thường loại bỏ từ 6-9 tháng/ lần. Sau khi nhận được lượng vải đã cho đi từ các khách sạn, họ phải chờ đợi môt thời gian dài nữa mới có thể được cung cấp tiếp. Điều đó khiến cho việc sinh kế của những người khuyết tật bị gián đoạn và việc duy trì trao đồ đến những người cần bị hạn chế. 

 

‘Một khó khăn nữa là hiện nay mới có ít khách sạn tham gia vào dự án này. Nếu có nhiều khách sạn tham gia hơn, chúng tôi sẽ có nhiều vải hơn. Nhiều người khuyết tật hơn sẽ có việc làm và nhiều bộ quần áo hơn được tặng cho những đứa trẻ nghèo’ – ông Stefan Phang nói.

 

Mong việc làm thiết thực trên sẽ ngày càng được nhân rộng, cùng lan tỏa đến mọi người để góp phần bảo vệ môi trường cũng như chia sẻ nhiều điều ý nghĩa đến những người kém may mắn trong cuộc sống.

  

Việc tử tế – Cụ bà môi trường. Video:Tin Tức VTV24

 

Minh Tú (t/h)