Sự ganh tị giữa anh chị em trong gia đình

“Mẹ con sắp sinh em bé, con bị ra rìa rồi!”, “Con là anh chị thì phải nhường cho em chứ!”, “Em ngoan nhất nhà, con thì hư quá, ba mẹ không thương con nữa!”, “Con phải giỏi như anh con chứ!”…

Đây là những điều người lớn hay nói, dạy bảo trẻ để trẻ ngoan hơn hoặc hy vọng trẻ cố gắng phấn đấu để hoàn thành mong muốn, kỳ vọng của chính cha mẹ. Tuy nhiên, mọi việc dường như ngày càng khó khăn hơn khi các con, nhất là đứa con lớn càng ngày càng không chịu nghe lời, hay tị nạnh nhau thậm chí trách móc cả ba mẹ là không hề thương yêu và bỏ rơi mình…

Làm gì để trẻ không ghanh tị với anh chị em trong nhà

Sự ganh tị giữa anh chị em trong gia đình 10

Trong quá trình quan sát trẻ, chúng tôi nhận thấy ba mẹ thường có những lo lắng sau khi đứa con thứ hai ra đời như:
1. Tại sao trẻ hay khóc quấy, “hư” hơn sau khi trẻ có em?
2. Tại sao trẻ nhõng nhẽo, bám cha mẹ hơn khi có em nhỏ?
3. Vì sao trẻ luôn dành đồ chơi với em hay đánh em?
4. Tại sao từ khi có em, trẻ chỉ chơi một mình, lầm lì hơn?
Có một lưu ý rằng, khi em bé mới sinh ra sẽ làm cho người anh/chị cảm thấy lo lắng, không an tâm vì sợ em bé đó sẽ giành mất vị trí của mình trong gia đình nhất là khi các trẻ chỉ cách nhau 2-3 tuổi, vì ở lứa tuổi này trẻ còn tập trung ở bản thân và chưa muốn cha mẹ chia sẻ tình cảm với tất cả các con. Vì vậy, các phản ứng như đánh em, lầm lì hay trở nên hung hăng này hoàn toàn tự nhiên, là cách trẻ biểu lộ sự hụt hẫng và bối rối về vai trò và vị trí của trẻ trong gia đình.
Tờ bướm sau đây sẽ giúp quý phụ huynh hiểu hơn về tâm trạng, cách hành động của con cũng như những biện pháp có thể hỗ trợ các con thân thiết, “có sự cạnh tranh lành mạnh”, xây dựng các mối quan hệ đầu tiên tốt đẹp cũng như việc tạo nên những mối quan hệ lâu dài với những người khác sau này.