3 giai đoạn phát triển của sâu răng, nếu có triệu chứng này thì đừng chần chừ đến viện kẻo mất mạng

Bệnh sâu răng là gì?

 

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng gây ra những tổn thương (lỗ sâu li ti) trên bề mặt răng hay quanh thân răng, khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Nếu bệnh lý không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sâu răng sẽ ăn dần vào cấu trúc răng, phá hủy lớp ngà và tủy răng bên trong gây hoại tử tủy, rụng răng và tử vong với những ca nặng.

 

Răng bị sâu là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường, sâu răng sẽ phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Giai đoạn đầu tiên, trên răng sẽ xuất hiện các đốm trắng. Giai đoạn tiếp theo, vi khuẩn sâu răng tạo thành một vùng tổn thương rõ rệt trên bề mặt răng, có màu nâu hoặc đen. Kể cả khi ăn thức ăn nóng hay lạnh, bệnh cũng có cảm giác đau nhức và hơi ê buốt. Đến giai đoạn 3, sâu răng sẽ vẫn tiếp tục phát triển, ăn sâu bên trong làm phá hủy nhanh chóng thành phần ngà răng, dần dần đến tủy và xuất hiện cảm giác đau nhức dữ dội, liên tục. Lúc này, những lỗ hổng sâu răng đã xuất hiện rõ ràng. Nếu sâu răng không được điều trị ở giai đoạn 3, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn viêm tủy rất nguy hiểm. Tủy bị viêm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm… và không giữ được răng.

 

Sâu răng gây đau nhức cho bệnh nhân

Sâu răng gây đau nhức cho bệnh nhân

 

Có thể bạn chưa biết, vi khuẩn Streptococcus Mutans luôn hiện diện trong môi trường miệng của con người và là tác nhân gây bệnh sâu răng. vi khuẩn Streptococcus Mutans làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit lactic. Nếu sau khi ăn, răng không được chải sạch thì 15 phút sau, đường và chất tinh bột có trong miệng sẽ bị biến thành axit. Axit sẽ ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy men răng và cấu trúc răng, tạo nên những lỗ hổng. Đồng thời, các vi khuẩn này bám vào răng hình thành nên các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

 

Mặt khác, đường và tinh bột trong thức ăn trên răng không được làm sạch khiến bệnh sâu răng “bùng nổ” và phá hủy mạnh hơn. Bởi, vi khuẩn có hại sẽ sử dụng đường để hình thành và phát triển số lượng trong các mảng bám, vôi răng. Ngoài ra, tuổi tác và kết cấu răng cũng là những yếu tố bạn sẽ phải chịu đựng căn bệnh sâu răng. Hàm răng không sứt mẻ, men răng sáng bóng, mức khoáng hóa răng cao là tác nhân quan trọng chống lại tác nhân sâu răng. Và vấn đề giảm tiết nước bọt, bất thường bẩm sinh của răng, vệ sinh răng miệng kém… ở người cao tuổi là nguyên nhân khiến bệnh sâu răng phát triển mạnh.

 

Người ta cho rằng, từ lúc răng xuất hiện các đốm đến khi hình thành nên các lỗ sâu có thể đến 1,5 năm. Trong thời gian đó, bệnh rất cần sự can thiệp kịp thời.

 

Ngăn ngừa sâu răng

 

Sâu răng sẽ trở thành vấn đề Sức Khỏe nguy hiểm nếu chúng ta không có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Và biện pháp đơn giản nhất, chúng ta cần phải chải răng đúng cách và thực hiện 2 lần/ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn chính. Sử dụng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, trên và dưới.

 

Chải răng đúng cách phòng phòng ngừa sâu răng

Chải răng đúng cách phòng phòng ngừa sâu răng

 

Sự thật, làm sạch răng bằng bàn chải cũng sẽ không thể loại bỏ hết những phần thức ăn mắc tại vị trí kẽ răng. Chính vì vậy, việc sử dụng chỉ nha khoa sau chải răng là việc làm cần thiết. Bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40 cm, cuốn chặt vào hai đầu ngón tay giữa sao cho cách nhau 10 cm. Sau đó ngăn sợi chỉ, ấn sợi chỉ vào kẽ răng và kéo thức ăn thừa tại những kẽ răng.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước súc miệng có tính flouride hoặc sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong miệng sau khi chải răng. Bên cạnh khả năng làm sạch, nước súc miệng còn giúp khoang miệng thơm tho hơn. Bạn cần hạn chế những loại đồ ăn vặt, đồ ăn có lượng đường cao và đồ uống có gas để hạn chế khả năng gây bệnh sâu răng. Và nên đến phòng khám nha khoa 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường trên răng.

 

Đồ ngọt không có lợi cho sức khỏe răng miệng

Đồ ngọt không có lợi cho sức khỏe răng miệng

 

Trường hợp sâu răng nhẹ, phương pháp điều trị với mục đích bảo tồn răng thật và đảm bảo răng được khỏe mạnh, không gây tổn thương nào cho người bệnh. Trong đó, phương pháp phổ biến nhất là tái khoáng phần bị sâu. Dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, plorinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, giúp thu hẹp vùng có màu trắng vôi, làm cho vùng ngày ngừng phát triển. Bên cạnh đó, trường hợp sâu răng nhẹ cũng thường được sử dụng thuốc chấm vào phần răng bị sâu, là loại dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng hàm nhai phía sau vì dễ dây đổi màu men răng. Còn với những trường hợp sâu răng nặng, phần mô răng sâu cần phải được loại bỏ triệt để bằng thủ thuật nha khoa.  

 

Tại Tuyên Quang, lương y Nguyễn Thị Dân (SN 1955, số nhà 97, đường Nguyễn Văn Ninh, tổ 15 Phan Thiết, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) được mệnh danh là “khắc tinh” của các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau răng, nhiệt miệng, hôi miệng, viêm nha chu… bài thuốc chữa sâu răng của lương y Nguyễn Thị Dân được điều chế từ hơn chục vị thuốc từ thảo dược tự nhiên. Đây đều là các vị thuốc quý có tác dụng làm sạch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn đối với răng miệng. Một số vị thuốc quý được lương y tiết lộ như sau: cây cỏ nhội, vỏ cây quéo, húng chó… Trong đó, cây cỏ nhội có tác dụng chống nhiễm trùng, cây húng chó có tác dụng giảm đau, vỏ cây quéo làm sạch vùng răng miệng … Độc giả muốn điều trị sâu răng theo thuốc Nam có thể liên hệ với lương y Dân theo số điện thoại: 0865.620.936

Như Quỳnh (t/h)